Lần này Triệu Sĩ Nguyên không gặp ám khí trở ngăn, nhưng chàng tự động trở xuống bên dưới.
Bởi vách núi sau cơn mưa dầu trở thành quá trơn, dù chàng có thuật khinh công cao tuyệt, vẫn không làm sao lên được, khi tay và chân không có chỗ bám víu lấy đà.
Bên trên lưng chừng núi, Châu chưởng môn cứ cười, giọng cười càng lúc càng to, chốc lão lại vỗ tay lên vai Triệu Sĩ Nguyên giả đắc ý thốt:
- Sĩ Nguyên lão đệ! Đừng quên là hôm nay lão phu ban cho lão đệ một thân phận rất cao đấy nhé! Lão phu hao phí tâm lực rất nhiều.
Triệu Sĩ Nguyên giả cung kính đáp:
- Tiểu sinh có được ngày nay là nhờ tiền bối tận tâm lực thành toàn. Từ giờ, lão tiền bối phân phó điều chi, tiểu sanh sẽ hết sức mình làm tròn, để đáp ơn lại trong muôn một, dù có phải mất mạng cũng vui!
Châu chưởng môn bật cười ha hả:
- Thức thời mới nên trang tuấn kiệt, lão đệ biết tuân phục như vậy thì có lo gì danh và lợi chẳng gồm hai! Chắc chắn là lão đệ sẽ hưởng vô cùng phúc hạnh.
Lão cười sang sảng, Triệu Sĩ Nguyên giả cũng cười vang.
Bên dưới, Triệu Sĩ Nguyên tức uất cực độc, hét lên như sấm.
Ngoài sự la hét, chàng còn làm gì hơn?
Nhưng sau đó chàng thức ngộ là Châu chưởng môn cố chọc tức chàng, nếu chàng cứ phẫn nộ mãi là mắc mưu lão.
Chàng bình tĩnh trở lại, đảo mắt nhìn quanh tìm lối thoát thân.
Thoạt đầu, chàng quan sát nơi hướng có lối đưa chàng đến đây.
Nơi đó có một con đường nhỏ hẹp nằm giữa vách núi, đường lại uốn lượn ngoằn ngoèo.
Con đường vẫn cò lộ liểu đó, không hề bị bít lại.
Với võ công hiện tại của chàng, dù Châu chưởng môn có ngầm mai phục thuộc hạ, phóng ám khí, vị tất những ám khí đó ngăn chận chàng nổi.
Nghĩ như vậy rồi, chàng hú vọng một tiếng dài, lao vút mình về hướng đó.
Chàng thoát đi rất nhanh, ra đến đầu đường vẫn được an nhiên vô sự.
Châu chưởng môn có mai phục thuộc hạ hay không? Hoặc giả bọn thuộc hạ của lão không kịp thời phóng ám khí, vì chàng chạy qua rất nhanh.
Triệu Sĩ Nguyên thở phào, bật cười sang sảng:
- Giang sơn không dời đổi, quả đất vẫn tròn, chúng ta vẫn còn có dịp gặp nhau! Hẹn nhau có ngày hạnh ngộ, lão tiền bối!
Sát đầu đường là vách núi, ra đến nơi đó rồi, muốn đi tới phải rẽ hoặc tả hoặc hữu.
Triệu Sĩ Nguyên chưa kịp chọn lối rẻ, bỗng một tiếng nổ vang lên long trời.
Đá từ lưng chừng vách núi đổ xuống ầm ầm.
Triệu Sĩ Nguyên hét lên:
- Hay cho lão tặc!
Chàng bắt buộc phải lùi nhanh vào con đường vừa thoát ra khỏi.
May mà chàng nhanh chân nên tránh khỏi thọ thương.
Đá cứ rơi ào ào, đá trước mặt rơi, đá sau lưng rơi, từ hai đầu trên vách núi đổ xuống.
Trong khoảnh khắc con đường hẹp đó bị bít hẳn, lui không được, tới không xong. Vừa lúc đó Châu chưởng môn từ trên cao bật cười quái dị, thốt vọng xuống:
- Đừng sơ, Thiếu lệnh chủ! Bổn tòa không làm gì nguy hại đến Thiếu lệnh chủ đâu.
Bất quá bổn tòa muốn ngăn chặn Thiếu lệnh chủ ra đi vậy thôi, bởi bổn tòa còn hy vọng thương lượng sự hợp tác với Thiếu lệnh chủ!
Triệu Sĩ Nguyên hừ một tiếng:
- Đừng thủ đoạn, tỏ cái oai, định bức tại hạ là một tính toán sai lầm. Các hạ đừng nuôi mộng.
Đống đá trước mặt không cao, mà cũng không lớn lắm, Triệu Sĩ Nguyên đã ước độ rồi.
Buông dứt câu nói, chàng nhún chân nhảy vọt qua đống đá.
Phía sau đống đá là bờ đầm, nước chảy mênh mông.
Châu chưởng môn lại cười vang:
- Đá là Hắc đầm của sông Hồng, một nơi mà thiên hạ cho là tuyệt cốc. Nước đen như mực, cá không sống nổi, lông ngỗng rơi xuống là chìm, đầm rộng độ năm mươi trượng, giá như Thiếu lệnh chủ vượt qua mặt đầm được thì bổn tòa sẽ không dám nói gì hơn. Trái lại còn tiễn đưa Thiếu lệnh chủ một đoạn đường, đưa một cách long trọng!
Hồng Thủy Hạ! Hắc đầm!
Triệu Sĩ Nguyên tự hỏi có phải ngày trước nhị ca và nhị thúc Phích Lịch Hỏa Hồng Chấn đến nơi này chăng?
Việc cũ trở về trong tâm tưởng, Triệu Sĩ Nguyên sửng sờ nhìn mặt đầm, miên man suy nghĩ.
Thấy chàng thừ người ra đó, Châu chưởng môn tưởng đâu lão dọa khiếp, chàng đã chùn lòng.
Lão lại cao giọng, dọa già hơn:
- Huống chi, dưới mặt đất gò, bổn tòa đã cho chôn hơn vạn cân hỏa dược, nếu Thiếu lệnh chủ không đáp ứng lời đề nghị của bổn tòa thì...
Lão hừ một tiếng buông gọn:
- Đừng trách bổn tòa phải làm cái việc chẳng đặng đừng!
Trước hết, Triệu Sĩ Nguyên hét lớn, chận câu nói của lão, sau đó bật cười ha hả, thốt:
- Cỏ mọc xanh tươi, nền đất không có dấu vết chứng tỏ đã trải qua một công tác đào xới, bằng vào hai điểm đó, Thiếu gia không tin được những gì các hạ vừa nói.
Chưởng môn họ Châu cười nhẹ đáp:
- Thì ra Thiếu lệnh chủ chưa xuống huỳnh tuyền, là chưa tin mình chết! Được rồi, bổn tòa sẽ cho Thiếu lệnh chủ thấy là bổn tòa không nói ngoa.
Đoạn lão cao giọng, tiếp:
- Cẩn thận đấy! Cách ngoài ba trượng, trước mặt Thiếu lệnh chủ sẽ có một hỏa pháo nổi lên.
Lão hú vọng một tiếng dài.
Tiếng hú vừa dứt, một ánh sáng đỏ lóe lên, ánh sáng đỏ là một hỏa cầu bay xuống, đáp trước mặt Triệu Sĩ Nguyên cách ngoài ba trượng.
Khói bốc cao, đồng thời một tiếng nổ phát lên, chấn động cả một vùng.
Đất cát đá bay tứ tung.
Nơi chỗ hỏa cầu rơi, một hố sâu bày ra, chẳng rõ do hỏa cầu nổ xoáy xuống hay hỏa dược chôn dưới đất lửa bốc lên.
Tỏ ý không tin là thách thức đối phương đưa ra một chứng minh, chàng muốn có chứng minh đó để thực hiện một chủ trương.
Hỏa dược dù cho Châu chưởng môn có chôn khắp gò, chỉ bất quá rải rác mỗi nơi một hỏa pháo.
Chẳng bao giờ người ta chôn nhiều hỏa pháo cùng một chỗ. Dù cho có chôn hai hoặc nhiều hỏa pháp cùng một chỗ, hỏa pháo nổ là phải nổ hết. Nổ rồi là nơi đó chẳng còn nổ nửa, bởi đã hết hỏa pháo rồi.
Và nơi đó trở thành an toàn, dù ở các nơi khác hỏa pháo nổ, cứ nổ, chẳng bao giờ ảnh hưởng đến nơi đó.
Vào chỗ đó mà nấp là an toàn nhất.
Với chủ trương đó, Triệu Sĩ Nguyên mới thách thức Châu chưởng môn đã làm rồi thì chàng cấp tốc nhảy vào hố sâu.
Đoạn chàng thi triển thuật Di Vi Dương Thinh ở tại vị trí mới phát thoại và âm thinh vẫn nghe như tại một vị trí cũ.
Chàng cười lớn, thốt:
- Bổn lệnh chủ đã luyện được phép hộ thân thành Kim Cương Bất Hoại, hỏa dược của các hạ không tạo nổi một ảnh hưởng gì đối với Bổn lệnh chủ cả. Các hạ uổng phí tâm cơ, bày trò vô ích.
Châu chưởng môn cười ghê rợn:
- Bổn tòa đã dành cho Thiếu lệnh chủ quá nhiều thời gian suy nghĩ, song Thiếu lệnh chủ ngoan cố quá chừng, nếu có cái họa diệt thân xảy đến cho, Thiếu lệnh chủ không thể trách bổn tòa được.
Lão phất ống tay áo ra lệnh:
- Thi hành!
Hồng quang lập tức chớp lên, hơn mười hỏa cầu từ bên trên lao xuống, tiếng nổ phát ra liên tục, lớn có nhỏ có, rền dội cả một khu đồi.
Trong hố, Triệu Sĩ Nguyên vận chuyển thần công tạo thành một lớp khí bao bọc quanh mình, ngăn chận đá cát bay rào rào tới.
Chàng an tịnh như thái sơn giữa trận hỏa lôi phục.
Chàng lại buông tiếng thách thức:
- Ha ha! Hỏa dược của chưởng môn có làm gì được tại hạ đâu. Phí công vô ích quá, lão chưởng môn ơi!
Với cái thuật Di Vi Dương Thinh, chàng đưa âm thinh từ nơi này sang nơi khác, âm thinh đó lại vang dội, lồng lộn quanh ngọn đồi, thành thử Châu chưởng môn chẳng biết thực sự chàng ở tại chỗ nào.
Châu chưởng môn vừa kinh dị vừa nghi hoặc, cười khổ mấy tiếng đáp:
- Được rồi, bổn tòa bộ phục cơ trí của Thiếu lệnh chủ! Song, chưa hết đâu! Thiếu lệnh chủ chờ xem!
Kế đó lão ra lệnh:
- Phóng hỏa!
Chẳng rõ bên trên lão mai phục bao nhiêu người, bao nhiêu hỏa hiệu, lịnh truyền vừa dứt lửa cháy đỏ trời, lửa từ lưng chừng núi lăn xuống, lửa bên dưới bốc lên.
Trong lửa cỏ khô, cành khô ào ào đổ xuống.
Có lửa hẳn có gió, gió không lối cuốn nên xoáy tròn ốc, lồng lộn trong không gian, tạo thành những sóng lửa, gây tiếng động ầm ầm.
Trong khoảnh khắc, ngọn đồi chìm trong biển lửa.
Triệu Sĩ Nguyên không tưởng là đối phương bố trí vô cùng chu đáo như vậy sự chu đáo của lão ta rất tàn độc, có thể cho rằng lão gian hiểm, thâm trầm hơn Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã nhiều.
Tránh địa lôi, lại chống lại một bể lửa quanh mình, là một việc gần như trên sức minh.
Có ai chịu nổi áp lực của một biển lửa nhận chìm dưới sâu như thế?
Bắt buộc chàng phải phản ứng, dù rằng lối phản ứng đó đòi hỏi sư tiêu hao công lực quan trọng.
Chàng vận công, phát chưởng phong rào rào ra bốn phía, luôn cả bên trên, quét lửa ra xa chẳng cho chạm đến mình.
Công lực chàng càng phút càng tiêu hao, tuy lửa không đến gần được, song thế lửa càng lúc càng mạnh.
Trong tình cảnh đó, chàng làm sao chi trì được qua một thời gian lâu?
Trong cơn nguy cấp, bỗng chàng nghe ai đó từ dưới đầm nước quát vọng lên:
- Kẻ nào gây huyên náo đâu, phá tan giấc mộng đẹp của lão phu?
Dưới nước có người?
Như vậy không phải là nhược thủy, lông rơi xuống là chìm! Như vậy là Châu chưởng môn lừa chàng!
Chàng tức uất đã nhẹ dạ tin lão ta, để phải lo sợ hảo huyền lại mất thì giờ, lại hao công lực!
Từ mặt đầm một vòi nước xịt lên, uốn cầu vòng trút đầu xuống biển lửa.
Chừng như người dưới nước định dập tắt biển lửa.
Không chậm trễ, Triệu Sĩ Nguyên tung mình lên nhập vào vòi nước đó.
Chàng vận công lực, ngược chiều vòi nước, và lại thoát đi nhanh chóng, khi vòi nước tan biến là chàng đã xuống đến đầm rồi.
Nhờ vòi nước chở che, chàng không bị lửa táp.
Quê quán của chàng là vùng Mịch La, từ nhỏ chàng đã tập quen thủy tính, đối với chàng việc vượt qua đầm nước này chẳng thành vấn đề.
Đáp xuống mặt đầm rồi, chàng lập tức lội đi.
Nhưng ai đó lại gọi:
- Đi không được đâu!
Bất thình lình, chàng bị nước hút mạnh, từ trên mặt nước, chàng chìm lịm xuống.
Thì ra, Châu chưởng môn không lừa chàng, mà lão chỉ nói sai thôi.
Nước ở đây không phải là nhược thủy, nhưng đáy đầm có nhiều hang, hang ăn thông đến con sông Hồng, nước xoáy mạnh hút cả những vật nhẹ trên mặt nước, thành ra vật nào ở trên nước cũng bị hút, mường tượng chính vật đó chìm tự nhiên xuống nước không có một kháng cự nhỏ nào.
Giờ đây, chàng đang lọt vào một xoáy nước.
Chàng thầm kêu khổ, biết mình có cố gắng cách nào cũng chẳng làm sao chống lại xoáy nước.
Chàng buông xuôi mặt cho xoáy nước cuốn đến đâu thì cuốn.
Ngờ đâu, đang lúc chàng cầm chắc là mình phải chết, hai bàn tay của ai đó chụp vào chân chàng, giật mạnh.
Nhờ vậy chàng thoát được ra ngoài sức hút của xoáy nước.
Đồng thời, hai bàn tay đó ghì chàng xuống tận đáy đầm rồi lao chàng đi.
Đáy nước tối đen, chàng không nhìn thấy chi cả, để mặc cho người đó đưa chàng đi.
Một lúc sau, chàng đến một bậc đá, thang đá lại ăn lên, theo thang đó đó, chàng lên mãi, cuối cùng lên khỏi mặt đầm, và nơi chàng đến là một cái động.
Động cũng đen tối như ở dưới đáy đầm.
Nhưng bóng tối của không gian khác hẳn bóng tối dưới nước.
Bây giờ thì Triệu Sĩ Nguyên có thể dùng nhãn lực nhận định rõ sự vật chung quanh.
Người cứu chàng vận loại y phục trầm thủy, che kín khắp mình, ngoài ra quanh hông còn có một đường dây màu trắng bạc.
Người đó tháo dây, móc lên vách gần cửa động.
Triệu Sĩ Nguyên thức ngộ, chính đường dây đã tạo ra kháng lực phá tan sức hút của xoáy nước.
Nhưng vật đó là vật gì? Chàng không hiểu nổi!
Người đó cởi luôn chiếc mũ đặc biệt trên đầu, rồi bảo chàng:
- Thiếu hiệp đi theo lão phu!
Lão thốt xong cứ đi, Triệu Sĩ Nguyên theo sau, chàng chưa trông thấy gương mặt người đó như thế nào.
Đi độ năm mươi thước đến một vọng cửa đá, phía trong cửa đá không gian sáng rực.
Tại cửa có bảy tám đại hán, cũng vận y phục trầm thủy, song đầu không đội mũ.
Họ thấy người đó liền nghiên mình chào rồi thốt:
- Lão nhân gia đã cứu được một vị thiếu hiệp đưa về đây!
Người đó bật cười sang sảng đáp:
- Tiểu tử có phước lớn thật! Nếu lão phu đến chậm một chút, xoáy nước hút mất hẳn rồi.
Nghe âm thinh rất quen thuộc, Triệu Sĩ Nguyên giật mình kêu lên:
- Có phải Hồng thúc đó chăng?
Lão nhân đi trước, không hề quay đầu, lúc đó mới dừng chân quay lại, cũng kêu lên:
- Ngươi... ngươi là Sĩ Nguyên?
Đúng là Phích Lịch Hỏa Hồng Chấn, nhị thúc của chàng!
Gặp đại nạn không chết, mà còn hội ngộ với người thân, Hồng nhị thúc ở đây thì cũng phải có nhị ca của chàng luôn. Triệu Sĩ Nguyên khích động mãnh liệt, vội ôm chầm Hồng Chấn, bật khóc!
Hồng Chấn cũng rơi lệ xúc cảm, lão khóc và lại an ủi Triệu Sĩ Nguyên:
- Đừng khóc nữa, Sĩ Nguyên! Ta đưa ngươi đến gặp Sĩ Mẫn ngay!
Triệu Sĩ Nguyên hỏi qua nức nở:
- Thúc thúc và nhị ca mạnh chứ?
Hồng Chấn đáp:
- Sau khi nghe ngươi bị người hãm hại phải chết, nhị ca ngươi phẫn uất cực độ, đến nay vẫn chưa tỉnh trí đâu!
Triệu Sĩ Nguyên ạ lên một tiếng lớn, lôi nhanh Hồng Chấn đi.
Họ qua nhiều thạch động, trong mỗi động đều có rất nhiều người ở.
Triệu Sĩ Nguyên thầm nghĩ:
- Không ai ngờ nơi đây lại có một thạch phủ! Trong thạch phủ lại có rất đông người.
Hồng Chấn thấy cần phải giới thiệu những người đó cho Triệu Sĩ Nguyên biết.
Lão thốt:
- Tất cả đều là những trang hán tử đầy nhiệt huyết dũng khí. Họ luôn luôn sẵn sàng, bất cứ trong thời gian nào cũng có thể xuất lực, tiếp trợ ngươi chống lại Vô Tình lệnh chủ!
Triệu Sĩ Nguyên vô cùng cảm kích, gặp ai chàng cũng vẫy tay chào niềm nở.
Cuối cùng họ đến một gian thạch thất.
Thạch thất rộng độ hai trượng vuông, trên nóc có gắn một viên dạ minh châu, viên châu rất sáng, ánh sáng lại mát dịu, gieo thoải mái cho ai bước vào.
Triệu Sĩ Nguyên hỏi liền:
- Nhị ca đâu!
Hồng Chấn bảo chàng ngồi xuống rồi đáp:
- Sĩ Mẫn đang luyện công, chúng ta không nên làm kinh động đến hắn. Bây giờ ta gọi tiểu đồng đến cho ngươi muốn hỏi gì đó cứ hỏi. Đợi đến lúc thuận tiện, anh em ngươi sẽ gặp nhau rồi nói chuyện.
Trước kia tính tình của Hồng Chấn rất nóng nảy, bởi nóng nên lão mới có cái hiệu Phích Lịch Hỏa.
Nhưng hiện tại lão trầm tịnh vô cùng, khác nào hai người riêng biệt.
Triệu Sĩ Nguyên nhận thấy lão hết sức chu toàn cho Triệu Sĩ Nguyên, xem đó đủ biết lão đối với gia đình họ Triệu thật hết lòng hết dạ.
Bất giác chàng lại khóc.
Hồng Chấn đằng hắng một tiếng, một đồng tử vận áo xanh từ cửa hông bên tả bước ra, xuôi tay nghiên mình chờ lịnh.
Hồng Chấn hỏi:
- Công tử hành công đã lâu lắm chưa?
Đồng tử gật đầu:
- Lâu lắm rồi, có lẽ sẽ xong trong giây lát.
Hồng Chấn dặn:
- Khi nào công tử xong việc, ngươi cho công tử biết là lão phu có một điều đại hỷ muốn thông tri công tử.
Đồng tử áo xanh vâng một tiếng rồi lui vào trong.
Hồng Chấn thở dài, thốt:
- Từ sau ngày bị chấn động tâm thần vì cái tin dữ về ngươi, Sĩ Mẫn đổi hẳn tính tình, suốt ngày cứ ngồi lỳ trong nhà lại không chịu tiếp chuyện với ai. Ngươi gặp hắn rồi, cố mà khuyên giải hắn, tìm cách khích lệ cho hắn hết chán nản, để linh hoạt trở lại như ngày xưa.
Triệu Sĩ Nguyên cau mày, toan hỏi gì đó, bỗng từ bên trong Sĩ Mẫn gọi vọng ra:
- Nhị Thúc ở bên ngoài đó phải không?
Hồng Chấn bật cười vang:
- Sĩ Mẫn! Ngươi đoán thử xem, ai đến tìm ngươi đây!
Nói thế, lão không chờ Sĩ Mẫn đáp, cứ xô cửa hông bước vào.
Sĩ Mẫn gắt:
- Không! Nhị sư thúc! Tiểu điệt không muốn được tiếp kiến ai cả.
Bình luận
- Chương 117
- Chương 116
- Chương 115
- Chương 114
- Chương 113
- Chương 112
- Chương 111
- Chương 110
- Chương 109
- Chương 108
- Chương 107
- Chương 106
- Chương 105
- Chương 104
- Chương 103
- Chương 102
- Chương 101
- Chương 100
- Chương 99
- Chương 98
- Chương 97
- Chương 96
- Chương 95
- Chương 94
- Chương 93
- Chương 92
- Chương 91
- Chương 90
- Chương 89
- Chương 88
- Chương 87
- Chương 86
- Chương 85
- Chương 84
- Chương 83
- Chương 82
- Chương 81
- Chương 80
- Chương 79
- Chương 78
- Chương 77
- Chương 76
- Chương 75
- Chương 74
- Chương 73
- Chương 72
- Chương 71
- Chương 70
- Chương 69
- Chương 68
- Chương 67
- Chương 66
- Chương 65
- Chương 64
- Chương 63
- Chương 62
- Chương 61
- Chương 60
- Chương 59
- Chương 58
- Chương 57
- Chương 56
- Chương 55
- Chương 54
- Chương 53
- Chương 52
- Chương 51
- Chương 50
- Chương 49
- Chương 48
- Chương 47
- Chương 46
- Chương 45
- Chương 44
- Chương 43
- Chương 42
- Chương 41
- Chương 40
- Chương 39
- Chương 38
- Chương 37
- Chương 36
- Chương 35
- Chương 34
- Chương 33
- Chương 32
- Chương 31
- Chương 30
- Chương 29
- Chương 28
- Chương 27
- Chương 26
- Chương 25
- Chương 24
- Chương 23
- Chương 22
- Chương 21
- Chương 20
- Chương 19
- Chương 18
- Chương 17
- Chương 16
- Chương 15
- Chương 14
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11
- Chương 10
- Chương 9
- Chương 8
- Chương 7
- Chương 6
- Chương 5
- Chương 4
- Chương 3
- Chương 2
- Chương 1