Đã lâu lắm rồi Nguyên mới lại bước vào khuôn viên của học viện Mỹ
thuật. Nhớ lại ngày xưa, biết bao lần cô tới đây, chỉ để ngồi yên lặng
chờ Trường Giang vẽ tranh. Anh nói khi nào xong việc sẽ đi đón cô nhưng
cô không chịu, cứ thích lặn lội hai chặng xe buýt, lấy chờ đợi làm cái
cớ để được ngồi ngắm anh vẽ say sưa. Anh biết sở thích kỳ lạ của cô,
riết rồi cũng quen, mặc kệ cô ngồi một góc xưởng vẽ. Còn mua cho cô một
túm nệm đặt sẵn vào chỗ cô hay ngồi. Cô nhẵn mặt ở khoa Mỹ Thuật đến nỗi sinh viên và giáo viên trong trường đều biết Nguyên là bạn gái của sinh viên xuất sắc Nguyễn Trường Giang.
Khuôn viên trường cũng chẳng có gì thay đổi so với mấy năm trước đây. Chỉ có sinh viên là mới. Trông họ sành điệu hơn nhưng phần nhiều vẫn
giữ chất nghệ sĩ lãng tử rất riêng mà các ngành học khác không có được.
Nguyên qua một khoảng sân có trồng nhiều cây bàng tán tròn, tới hành
lang hẹp, rẽ trái để tới phòng trưng bày. Cô đụng một người đàn ông to
béo ở gần cuối khúc cua. Ông ta đeo kính trắng, dáng dấp giống thầy
giáo. Nguyên lên tiếng:
- Dạ, em xin lỗi thầy!
- Cô này, đi đứng… Ơ, là em à?
Thầy giáo lấy tay lau lau mắt kính, sau đó khẳng định:
- Đúng là em rồi!
Nguyên còn đang ngơ ngác không hiểu gì thì ông thầy phẩy phẩy tay:
- Em đi nhanh lên đi. Phòng triển lãm phía này này.
Hình như những thầy giáo khoa Mỹ Thuật đều có chút không bình thường. Nguyên nghĩ thầm trong đầu, tiếp tục tiến bước. Tới đến phòng trưng
bày, cô thấy rất nhiều sinh viên và khách tham quan ở đó. Tuyết Mai từ
xa nhìn thấy, réo gọi tên cô ầm ĩ:
- Nguyên! Thảo Nguyên! Ở đây!
Không khí trong phòng trưng bày đột nhiên im lặng trong một thoáng. Rồi nhiều tiếng xì xầm nổi lên:
- Là cô ấy! Là cô ấy!
…
Giọng điệu y hệt như ông thầy ban nãy cô gặp ngoài hành lang. Thực ra cũng chẳng có gì lạ lùng. Chỉ cần liếc một cái quanh phòng trưng bày,
Nguyên đã hiểu ra mọi chuyện. Tất cả các bức tranh đang treo trên giá,
trên tường kia đều chỉ vẽ một người: chính là cô!
Các bức vẽ sử dụng chất liệu màu nước. Kỹ thuật vẽ màu nước của Giang đã đạt đến trình độ điêu luyện. Anh dùng những mảng màu lớn, trong
suốt, bút pháp khoáng đạt nhưng lại rất sâu sắc. Cô gái trong các bức
chân dung chỉ được vẽ một kiểu duy nhất là bán thân với hướng chính
diện, vẽ trên giấy cùng một kích cỡ, hầu như không có hậu cảnh, nhưng ở
mỗi bức chân dung đều toát lên những thần thái khác nhau, những sắc điệu mượt mà và biểu cảm làm rung động người thưởng thức. Tên của buổi triển lãm là “Nỗi nhớ” – “My memory”. Trong suốt hai năm qua, anh đã vẽ để
cho quên đi nỗi nhớ về người con gái ấy. Nhưng rồi lại nhận ra, càng vẽ, người càng xa vời vợi. Và nỗi nhớ nhung cũng vì thế mà tăng thêm lên,
vỡ òa mênh mông những đêm lạnh giá xứ người.
Giang bước ra khỏi vòng bủa vây của các sinh viên hâm mộ, tới gần chỗ Nguyên. Anh hỏi khẽ:
- Em tới rồi à?
- Dạ. – Nguyên đưa cho anh bó hoa. – Chúc mừng anh.
Dù anh chỉ nói với cô đó là một phòng tranh nhỏ do nhà trường mời anh trưng bày tranh với tư cách học viên cũ để tạo điều kiện cho sinh viên
thưởng lãm thì cô vẫn mua một bó hoa để chúc mừng anh.
Hai bạn sinh viên, một người mang máy ảnh, một người cầm máy ghi âm
bỗng từ đâu xuất hiện. Người cầm máy ghi âm giơ ra phía trước.
- Dạ thưa anh chị, em từ ban biên tập tạp chí Tuổi Trẻ Mỹ Thuật của
trường đến lấy tin về buổi triển lãm. Anh vui lòng trả lời em một số câu hỏi được không ạ?
Do không phải là phóng viên chuyên nghiệp nên giọng bạn này hơi run run. Nhưng Giang cười thân thiện:
- Bạn muốn hỏi gì?
Hai biên tập viên báo trường mừng húm, vội vàng hỏi:
- Cô gái trong bức tranh, có phải chính là người này không ạ?
- Đúng vậy.
- Anh đã vẽ các bức tranh trong thời gian nào?
- Trong suốt thời gian tôi sống và làm việc tại Úc.
- Xin hỏi cô ấy là người yêu của anh? – Bạn sinh viên liếc nhìn sang Nguyên. – Anh vẽ mục đích để đỡ nhớ người yêu phải không ạ?
Hỏi riêng tư quá! Nhiều người tò mò cũng xán lại nghe. Giang từ chối:
- Những câu hỏi này tôi xin phép giữ bí mật.
- Vậy cho phép chúng em chụp ảnh hai người nhé!
Miệng hỏi xin nhưng chưa đợi cho ý kiến, bạn đeo máy ảnh đã kéo hai
người ra chỗ trung tâm, điều chỉnh tư thế một chút và bấm máy lia lịa.
Xong việc, hai phóng viên “vườn” hỉ hả cảm ơn rồi vội chạy đi. Lúc này,
mấy người bạn của Giang mới tiến đến. Ngoài Tuyết Mai ra còn có thêm ba
người nữa. Ánh mắt họ nhìn Nguyên và Giang cái kiểu khấp khởi đầy hiểu
biết, cứ như tâm nguyện nối lại duyên xưa đã thành công đến nơi. Thì
đúng thế còn gì! Hai năm trước Nguyên nghe tới cái tên Giang là bịt tai, giờ không những đến tham dự buổi triển lãm, lại còn mang cả hoa ra tặng mới tài tình chứ!
Bình luận
- Chương 73
- Chương 72
- Chương 71
- Chương 70
- Chương 69
- Chương 68
- Chương 67
- Chương 66
- Chương 65
- Chương 64
- Chương 63
- Chương 62
- Chương 61
- Chương 60
- Chương 59
- Chương 58
- Chương 57
- Chương 56
- Chương 55
- Chương 54
- Chương 53
- Chương 52
- Chương 51
- Chương 50
- Chương 49
- Chương 48
- Chương 47
- Chương 46
- Chương 45
- Chương 44
- Chương 43
- Chương 42
- Chương 41
- Chương 40
- Chương 39
- Chương 38
- Chương 37
- Chương 36
- Chương 35
- Chương 34
- Chương 33
- Chương 32
- Chương 31
- Chương 30
- Chương 29
- Chương 28
- Chương 27
- Chương 26
- Chương 25
- Chương 24
- Chương 23
- Chương 22
- Chương 21
- Chương 20
- Chương 19
- Chương 18
- Chương 17
- Chương 16
- Chương 15
- Chương 14
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11
- Chương 10
- Chương 9
- Chương 8
- Chương 7
- Chương 6
- Chương 5
- Chương 4
- Chương 3
- Chương 2
- Chương 1