chương 141/ 235

Tập 7

Pháp sư Á La điềm đạm nói: "Bộ kinh văn tập hợp các đại thành tựu của Mật tông này kể từ ngày đầu tiên xuất hiện trên thế gian, đã toát lên một sự thần bí rồi. Nhân vật đại diện cho giai đoạn Hậu Hoằng kỳ của Tạng truyền Phật giáo, A Để Hiệp Đại sư vào Tây Tạng lập đàn giảng kinh, ngay khi bắt đầu giảng về Đại Thiên Luân kinh đã không ngừng nhấn mạnh, đây là một bộ kinh thư được truyền ra từ Tây Tạng, ngài chẳng qua chỉ là người mang bộ kinh văn này trở về mà thôi. Thế nhưng, không có ai biết bộ kinh thư này là tác phẩm của ai, được viết từ thời kỳ nào. Đồng thời, nội dung bao la vạn tượng trong kinh thư càng khiến người ta không sao đoán nổi, phải là một con người như thế nào mới có đại trí tuệ, có học thức uyên tâm như vậy. Giờ đây, nghĩ kỹ lại, e rằng cũng chỉ có bọn họ mới có năng lực ấy mà thôi!"

Giáo sư Phương Tân nói: "
Sao lại không thể? Cậu có biết tổ chức xã hội của loài sói như thế nào không? Một con sói con, ngay sau khi dứt sữa mẹ đã được học cách hợp tác với bầy đàn săn bắt con mồi, học cách nhận biết đẳng cấp và địa vị của mình trong đoàn thể, học cách phân biệt tình trạng sức khỏe của vật săn, bảo vệ lãnh địa của mình... Ai dạy chúng? Chẳng phải là sói già dạy sói con hay sao. Theo cách nói trong văn bản này, chắc là có khoảng trăm con ngao cùng sống chung một chỗ, bọn chúng chỉ cần coi những kỹ năng ấy là các kỹ xảo tối cần thiết để sinh tồn và săn bắn, truyền lại cho đời sau là được rồi. Bởi vậy, ngao có thể huấn luyện ngao, ngao có thể dạy dỗ ngao, không cần con người can thiệp vào làm gì. Vấn đề là tại sao quân Đức lại thu thập những tư liệu này? Lẽ nào, trong Thế chiến II quân Đức cũng có ý định phát triển thú chiến hay sao?"

Trác Mộc Cường Ba lắc đầu: "Chuyện này..."

Giáo sư Phương Tân tiếp: "Chuyện này cứ tạm thời gác lại đã. Nào, kể tôi nghe lần này đến thôn Công Bố mọi người phát hiện được điều gì. Đã tìm được lối vào chưa?"

Trương Lập nói: "Nào chỉ có vậy, chúng tôi còn nghiệm chứng được bản đồ, lại tìm thấy cả con thuyền để đi dưới sông ngầm nữa cơ!"

"Thuyền gì?" giáo sư Phương Tân hỏi.

Nhạc Dương liền miêu tả vắn tắt về con thuyền da trâu họ trông thấy cho giáo sư Phương Tân nghe, rồi lấy ảnh trong máy tính ra cho ông xem. Giáo sư xem xong, nghiêm mặt gật đầu nói: "Xem ra là vậy rồi, đây không phải là thuyền da trâu đâu."

"Hả?" Trác Mộc Cường Ba kinh ngạc. "Chẳng phải Tây Tạng chúng ta chỉ có thuyền da trâu thôi sao?"

Giáo sư Phương Tân lắc đầu: "Cậu coi thường kỹ thuật của Tây Tạng quá, Cường Ba à. Có điều, cũng khó trách cậu, đến tận ngày nay, rất nhiều thành tựu của văn minh Tây Tạng cổ còn chưa được phát hiện. Vì sông trên cao nguyên chảy rất xiết, hai bờ toàn núi cao chót vót, nên chỉ có thuyền da trâu là truyền lại được thôi. Loại thuyền lớn như các cậu miêu tả, kỳ thực cũng có chép trong lịch sử Thổ Phồn rồi, người xưa gọi là thuyền rắn. Thời cổ đại, ở Tây Tạng có hai loại thuyền thường được sử dụng, một là loại thuyền lớn bằng gỗ, gọi là thuyền đầu ngựa, trước sau đã trải qua ba thời kỳ là thuyền đáy hình vuông, đáy nhọn và đáy hình thang, chở được từ hai mươi đến năm mươi người. Tương truyền, năm xưa Liên Hoa Sinh đại sư đã ngồi chính loại thuyền đầu ngựa này để tới Tây Tạng; một loại nữa là thuyền da trâu vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ, ban đầu, đáy thuyền da trâu vốn hình tròn, rất giống với loại thuyền đụng chúng ta vẫn hay thấy trong các công viên nước ngày nay, về sau mới phát triển thành hình thang như bây giờ. Ngoài hai loại thuyền được sử dụng nhiều nhất này ra, còn có thuyền độc mộc, thuyền máng, tùy theo từng khu vực khác nhau, từng hoàn cảnh địa lý khác nhau mà có chút sửa đổi hình dáng cho thích hợp. Có điều, những loại thuyền này ít nhiều đều có một số khiếm khuyết."

Giáo sư Phương Tân vẽ lên mặt bàn một con thuyền hình vuông, nói: "Lấy thuyền đầu ngựa làm ví dụ nhé, tải trọng thuyền lớn, chở được nhiều người, thích hợp với hành trình dài, nhưng sông ngòi ở hầu hết các khu vực thuộc Tây Tạng hẹp, độ dốc cao, thuyền đầu ngựa rất dễ va phải đá ngầm mà đắm thuyền; còn thuyền da trâu thì sao, nhẹ nhàng lại chịu lực tốt, không sợ va chạm, dẫu có gặp phải dòng nước xiết mấy cũng vượt qua được, vì vậy đến ngày nay vẫn còn được sử dụng, nhưng lòng thuyền quá nhỏ, thông thường chỉ chứa được ba tới năm người, hơn nữa lại bất lợi khi di chuyển ở cự ly dài, cùng lắm chỉ có thể dùng để qua sông mà thôi. Vì thế, về sau người Tạng đã phát minh ra loại thuyền kết hợp ưu điểm của cả thuyền đầu ngựa và thuyền da trâu, vừa nhẹ nhàng linh hoạt, chịu lực tốt lại có thể chở được nhiều người, gọi là thuyền rắn. Khung thuyền kết cấu rẻ quạt, liên kết bằng các mấu, rất giống cột sống của động vật có xương sống. Thân thuyền hình thoi, hẹp dài mà linh động, cả con thuyền trông giống như một con mãng xà khổng lồ, vì vậy mới có tên là thuyền rắn, hay thuyền hình rắn, hoặc cũng có nơi gọi là thuyền rồng, nhưng so với thuyền rồng trong nội địa thì khác biệt rất nhiều."

Nhạc Dương kinh ngạc nói: "Giáo sư, bác nghiên cứu về thuyền kỹ lưỡng như thế từ lúc nào vậy?"

Giáo sư Phương Tân điềm đạm mỉm cười, nói: "Từ sau khi ở Đảo Huyền Không tự trở về, nghe Cường Ba nhắc tới những bức bích họa đó, tôi đã bắt đầu lưu ý đến các loại thuyền lớn từng xuất hiện ở Tây Tạng thời xưa, cũng đã tra ra được một ít tài liệu." Ông ngưng lại giây lát, đoạn tiếp: "Có điều, các tư liệu về thuyền rắn lại là của pháp sư Tháp Tây cung cấp, trong các tư liệu lịch sử hầu như không thấy nhắc đến. Hơn nữa, lúc đó tôi đã từng ngờ vực, lấy đâu ra một tấm da lớn như thế để chế tạo con thuyền dài tới mức đó, tư liệu mọi người mang về đã cho tôi chứng cứ xác thực về điều đó rồi."

Pháp sư Á La và Trương Lập lấy các tư liệu ra, Nhạc Dương chỉ tay vào con thuyền hình rắn nói: "Giờ đã giải quyết một phần vấn đề rồi, nhưng lại nảy sinh ra vấn đề mới."

Giáo sư Phương Tân liền hỏi: "Vấn đề mới gì?"

Nhạc Dương nói: "Vấn đề chủ yếu bây giờ là con thuyền đó đã ở dưới lòng đất hơn ba năm, không biết có còn dùng được hay không nữa. Ngoài ra, còn một vấn đề mà tôi nghĩ mãi cũng không sao hiểu nổi, người điên đó làm sao có thể một mình điều khiển cả con thuyền lớn như thế từ trong bóng đêm trở về thế giới bên ngoài được. Nếu bảo là có khoảng chục người, cộng với đầy đủ thức ăn nước uống thì còn có lý."

Giáo sư Phương Tân nói: "Cũng có khả năng là có mười mấy người, chỉ có điều, đến cuối cùng chỉ còn một mình anh ta sống sót."

Nhạc Dương lại nói: "Vậy còn thức ăn thì sao? Cả mười mấy con người thì cũng phải để lại chút dấu vết gì đó trên thuyền chứ?"

Giáo sư Phương Tân nói: "Dưới sông ngầm đó có các vi sinh vật, đã ba năm trôi qua, đầu mối gì thì cũng bị các vi sinh vật trong nước phân giải hết cả rồi. Nhưng tại sao con thuyền ấy lại không bị mục nát gì cả?"

Nhạc Dương lấy mẫu da và vụn gỗ họ thu thập trên thuyền cho giáo sư xem. Giáo sư Phương Tân mỉm cười, xem ra lần này lại phải đi làm phiền đến mấy ông bạn cũ chuyên nghiên cứu hệ thực vật và động vật rồi. Pháp sư Á La và Trương Lập đã chuyển hết các tư liệu thu thập được vào máy tính. Giáo sư xem xét rất kỹ lưỡng một lượt, đột nhiên nói: "Ừm, tôi có thể nhờ anh Châu xem giúp, anh ta chuyên nghiên cứu các hang động. Đợi chút nhé..." Nói đoạn, ông gọi một cú điện thoại, rồi kết nối máy tính vào mạng, gửi hình ảnh qua cho người bạn họ Châu. Chẳng bao lâu sau, hình ảnh webcam của người bạn đã hiện lên trên màn hình máy tính. Chỉ thấy một ông già chừng trên dưới sáu mươi tuổi đang kích động thốt lên: "Phương Tân, anh kiếm ở đâu ra những đoạn phim tài liệu này thế?"

Giáo sư Phương Tân đáp: "Chuyện này để sau hãy nói, giờ tôi đang muốn biết tình hình đại thể của loại hang động này. Theo những gì anh quan sát được, bên trong hang động kiểu thế này sẽ như thế nào, cố gắng nói cho đơn giản một chút thôi nhé, anh biết là tôi không nghiên cứu món này rồi mà."

Ông già họ Châu đáp: "Được rồi, trước mắt vẫn chưa thể phán đoán đây rốt cuộc là một hang động nguyên sinh cỡ siêu lớn hay là một động nham thạch hình thành do nước bào mòn xâm thực. Nếu là hang động nguyên sinh, bên trong chính là đường hầm hình thành từ dung nham. Nếu tạm thời phán đoán sơ bộ rằng đây là một loại đá biến chất nào đó, vậy thì đoạn phim này có lẽ là được quay ở một khu vực đã từng xảy ra các hoạt động tạo sơn. Lối vào nhìn có vẻ rất kỳ quái, tuyệt đối không phải do hang động sụt lở tạo ra, mà giống đường hầm nhân tạo hơn. Nhưng bất kể nói thế nào, đây chắc chắn là một hang động dạng phễu nước, không thể sai được. Chúng ta không thể coi đoạn đường hầm dẫn vào này là mạch nước ngầm được, vì nó có cả mặt nước, bên dưới là sông ngầm. Kỳ lạ lắm phải không? Tại sao tôi lại cho rằng nó là hang động nguyên sinh, ấy là bởi tôi không nhìn thấy vết tích nước chảy trong hang, cũng không phát hiện ra có đá chảy 1 ở đỉnh động hay trên tường..."

"Thôi được rồi," giáo sư Phương Tân ngắt lời, "Lão Châu ơi là lão Châu... anh nói gì mà tôi nghe chẳng hiểu câu nào hết cả vậy. Thế này đi, tôi muốn hỏi anh mấy vấn đề, anh có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình nhưng trả lời một cách đơn giản thôi, được không?"

Ông già họ Chu kia ngạc nhiên hỏi: "Hả? Tôi nói vậy vẫn còn chưa đơn giản hay sao?"

Giáo sư Phương Tân lắc đầu: "Ừm, có lẽ anh cảm thấy vậy là đơn giản lắm rồi, hiềm nỗi có rất nhiều từ chúng tôi nghe chẳng hiểu gì cả, tôi chỉ muốn tìm hiểu một chút, ở loại hang động như thế này, có khả năng có một hệ thống nước ngầm rất lớn dưới lòng đất hay không?"

Ông lão họ Chu gật đầu: "Có chứ, rất có khả năng ấy! Nhưng không nên gọi là hệ thống nước ngầm, mà phải gọi là hệ thống hang động dưới nước. Nếu là hang động nguyên sinh, về sau mới bị dòng nước chảy vào, thì hoàn toàn có khả năng đó là một hang động dưới nước vô cùng lớn, thậm chí quy mô có thể vượt qua cả hang Mammoth 2 ở Mỹ hoặc cái động gì mà gần đây mới phát hiện ở Mexico ấy."

Giáo sư Phương Tân lại nói: "Vậy nham thể ở đó có thể xuất hiện sụt lún hay gì gì đó tương tự không?"

Ông già họ Chu nói: "Phải xem độ cao của nham tầng đã, nếu nham tầng 3 cao chừng hai ba chục mét thì về cơ bản không cần phải lo mấy vấn đề ấy, vì nếu là đá núi lửa biến chất, độ cứng của nó thực sự là vượt ngoài tầm tưởng tượng của anh đấy."

Giáo sư Phương Tân nói: "Tôi biết hệ thống nước ngầm thường có phân tầng, anh xem thử coi hệ thống hang động dưới nước này có khả năng xuất hiện thác ngầm hoặc là khoảng đứt gãy gì không?"

Ông già họ Chu do dự giây lát, như đang xem lại đoạn phim tài liệu, sau đó mới trả lời: "Tôi không dám khẳng định, còn phải hỏi một số đồng nghiệp, và tra cứu thêm rất nhiều tài liệu khác nữa mới có thể cho anh một câu trả lời chắc chắn được. Có điều, nhìn đường hầm này thì chắc khả năng đột nhiên xuất hiện đoạn đứt gãy không lớn lắm. Song các khe hẹp hình thành bởi các đường dốc đứng thì có thể có. Ngoài ra, những bình đài dạng bậc thang chênh nhau hai ba mét cũng có khả năng xuất hiện. Dòng nước này cũng thuộc loại chảy xiết, có thể nói là cực kỳ nguy hiểm đấy. Phương Tân, anh hỏi tôi những điều này, lẽ nào là có người định đi sâu nữa vào trong hang động này để thăm dò?"

Giáo sư Phương Tân chỉ cười không đáp. Ông già họ Chu biến sắc mặt thốt lên: "Người nào mà táo gan thế hả? Có điều, nói đi cũng phải nói lại, cách họ đặt nguồn sáng ở các điểm chốt dưới nước rất là chuyên nghiệp! Phương Tân, chuyện này mà làm thì nhất định phải gọi tôi đấy nhé!"

Giáo sư Phương Tân không trả lời thẳng, chỉ mỉm cười nói: "Có cơ hội, chắc chắn là có cơ hội mà."

Kết thúc cuộc đối thoại với ông bạn già họ Chu của mình, giáo sư Phương Tân quay sang nhìn những người còn lại nói: "Những gì chuyên gia về hang động nói, mọi người đã nghe cả rồi đấy. Trên dòng sông ngầm này có lẽ sẽ không xuất hiện thác nước, nhưng đoạn nước xiết mà mọi người đã có trải nghiệm thì chắc chắn là sẽ còn nữa, mà không chỉ một hai chỗ thôi đâu."

Pháp sư Á La nói: "Nếu tỉ lệ thời gian chính xác, chúng ta cần ba ngày mới có thể hoàn thành được quãng đường lênh đênh ở dòng sông ngầm ấy, các thành viên cũ như chúng ta chắc là kiên trì cầm cự được, có điều, những đội viên mới..."

Nhạc Dương nói: "Cần phải lập tức báo với giáo quan, cô ấy có thể soạn một số bài huấn luyện định hướng đặc biệt. Còn nhớ năm đó, phải đi chấp hành nhiệm vụ trinh sát thuộc một lĩnh vực xưa nay chúng tôi chưa bao giờ biết đến, giáo quan đã dựa vào tình hình cụ thể mà xây dựng một kế hoạch, chỉ mất một tuần, đã huấn luyện đám tân binh chúng tôi đủ năng lực thực hiệm nhiệm vụ lần đó. Tôi sẽ lập tức đi liên lạc với cô ấy luôn đây."

Giáo sư Phương Tân gật đầu nói: "Vậy thì tốt, vừa hay tôi cũng cần một ít thời gian để tìm kiếm chuyên gia, nghiên cứu mấy thứ vỏ cây, tằm ngọc mà mọi người mang về nữa."

Trương Lập nói: "Tôi cũng cần thời gian xem các trang bị mới có chỗ nào cần điều chỉnh gì không, ngoài ra còn phải kiểm tra con thuyền đó nữa."

Giáo sư Phương Tân lại nói tiếp: "Vậy thì tốt, mọi người cố gắng tranh thủ khoảng thời gian cuối cùng xử lý hết các công việc đang còn tồn đọng. Chỉ có chuẩn bị thật tốt, thật đầy đủ, mới có thể đảm bảo cho lần hành động này được thành công!" Nói đoạn, ông ngoảnh mặt sang nhìn Trác Mộc Cường Ba, hỏi: "Cường Ba à, sức khỏe cậu ra sao rồi? Khoảng thời gian này có cảm giác gì khác thường không?"

Trác Mộc Cường Ba lắc đầu đáp: "Không có, tất cả đều rất ổn."

Giáo sư Phương Tân gật đầu: "Vậy thì tốt, lần này cậu đi thôn Công Bố, tôi vẫn hơi lo sẽ xảy ra tình trạng giống như ở bên Nga vậy."

"Hả?" pháp sư Á La hỏi, "chuyện là thế nào? Cường Ba thiếu gia có thể kể lại được không?"

Trác Mộc Cường Ba liền kể lại việc thân thể đột nhiên tràn trề sức lực, rồi sau đó lại đột nhiên không thể nhúc nhích cho pháp sư nghe, cuối cùng gã bảo, đã đem chuyện này đi hỏi Lữ Cánh Nam, và cả pháp sư Tháp Tây cũng đã khám qua rồi. Nghe xong, pháp sư Á La khẽ gật gật đầu như đang suy tư gì đó, rồi không nói thêm gì nữa.

Trác Mộc Cường Ba hỏi xin giáo sư Phương Tân bản dịch văn bản bằng tiếng Bát Tư Ba của Mông Cổ kia, định nghiên cứu kỹ hơn nữa, đặc biệt là đoạn nhắc đến Thao thú sư Tang Kiệt huấn luyện và nuôi dưỡng chiến ngao, gã cứ có cảm giác hết sức thân thuộc mà không hiểu vì sao.

Không ngờ, ngay đêm từ Mặc Thoát trở về, Trác Mộc Cường Ba vừa đi ngủ thì Lữ Cánh Nam gọi điện tới. Cô hỏi gã: "Cường Ba thiếu gia, anh... anh không có cảm giác dị thường gì chứ?"

Trác Mộc Cường Ba không ngờ Lữ Cánh Nam lại đột nhiên hỏi một vấn đề riêng tư như vậy, bên má áp vào chiếc điện thoại di động không khỏi nóng bừng lên. Chỉ nghe gã ấp úng đáp: "Không... không có cảm giác gì cả."

Lữ Cánh Nam ở đầu bên kia nói: "Kỳ lạ thật, Hải Để luân là luân xa thấp nhất trong bảy đại luân xa, dựa theo phương pháp hô hấp đó, trong vòng từ hai đến ba tháng là sẽ cảm thấy Hải Để luân hơi nóng lên, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu chứng tỏ Hải Để luân sắp khai mở, sao anh lại không có phản ứng gì vậy nhỉ, Cường Ba thiếu gia?"

Trác Mộc Cường Ba đỏ mặt nói: "Có... có thể là vì bình thường tôi không chú ý lắm, sau, sau này tôi sẽ chú ý hơn. Được rồi, cám ơn cô đã cho tôi biết nhiều điều như vậy, chỉ cần hiểu được nguyên nhân tại sao cơ thể tôi lại xuất hiện tình trạng đó là được rồi. Tôi cũng không sao đâu, tạm biệt nhé."

Mẫn Mẫn dựa vào bờ vai Trác Mộc Cường Ba hỏi: "Giáo quan Lữ Cánh Nam gọi điện à?"

Trác Mộc Cường Ba gật gật đầu, đột nhiên sực nhớ ra: "Hình như pháp sư Tháp Tây đã từng nói, luân xa của mình không thể mở ra được nữa mà! Sao lại chóng quên thế không biết!"

Mẫn Mẫn liền hờn dỗi dẩu môi lên: "Sao muộn vậy rồi mà còn gọi điện làm gì chứ?"

Trác Mộc Cường Ba giải thích: "Không phải anh đã nói rồi sao, lúc ở bên Nga, thân thể anh tự dưng không nhúc nhích nổi nữa, sau khi trở về, anh đã nhờ Lữ Cánh Nam kiểm tra xem nguyên nhân là sao, kỳ thực..." Gã chợt nhớ ra chuyện mình đã hứa với Lữ Cánh Nam, vội đổi giọng nói: "Kỳ thực cũng không có gì cả đâu."

Ánh mắt Đường Mẫn tối hẳn đi, thầm nhủ: "Em mới là bác sĩ cơ mà, sao không hỏi em chứ?" Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng cô cũng không gặng hỏi thêm, chỉ ôm thật chặt cánh tay Trác Mộc Cường Ba.

Ngày hôm sau, Trác Mộc Cường Ba tập trung vào nghiên cứu bản dịch văn bản tiếng Bát Tư Ba từ năm 1287, hy vọng có thể phát hiện được điều gì liên quan đến Bạc Ba La thần miếu. Nếu như có phát hiện, thì sẽ bù đắp được khoảng trống năm trăm năm trong lịch sử về vùng đất thần bí này. Đáng tiếc, gã đã đối chiếu từng chữ một trong bản dịch, nhưng không tìm ra bất cứ mối liên hệ nào với Bạc Ba La thần miếu cả. Vấn đề giáo sư Phương Tân đặt ra vì vậy cứ vẩn vơ trong tâm trí gã, không sao gạt đi được, tại sao quân Đức lại kẹp văn kiện này trong tập tài liệu về Bạc Ba La thần miếu? Liệu có phải là tay người Nga kia làm bừa, thu thập hết tất cả tài liệu đã giải mật mà y tìm được rồi bán cho họ? Nhưng dù là như thế, thì người Đức cần một văn bản tiếng Mông Cổ như vậy để làm gì? Thực sự họ muốn phát triển thú chiến hay sao? Nhưng những miêu tả về thú chiến trong cả văn bản này không hề tường tận rõ ràng, chỉ có chiến ngao được nhắc đến nhiều hơn một chút, lẽ nào quân Đức cũng có hứng thú đối với chiến ngao hay sao?

Gã mường tượng ra các động tác và cách phát âm của Thao thú sư, rồi dựa theo lý giải của mình để mô phỏng lại. Đang càng lúc càng cảm thấy hết sức thuần thục thì pháp sư Á La gõ cửa bước vào, nhìn Trác Mộc Cường Ba nói: "Cường Ba thiếu gia, còn nhớ cậu từng hỏi tôi về ý nghĩa của các ký hiệu ở góc phải phía dưới tấm bản đồ da sói đó hay không?"

"Đương nhiên." Trác Mộc Cường Ba nghĩ ngợi giây lát mới đáp. Pháp sư Á La đang nói đến những hình vẽ giống như hình ấn chương do các đường ngang và dọc tổ hợp thành ở rìa cả hai tấm bản đồ da sói. Hai người đi tìm giáo sư Phương Tân, nhờ ông bật tấm bản đồ ấy trên máy tính ra xem.

Pháp sư Á La nói: "Các bậc tiền bối làu thông nhiều kinh văn trong giáo phái của tôi đã tìm được ký hiệu giống như vậy trong một trang kinh văn rách nát còn sót lại." Vừa nói, ông vừa chỉ tay vào góc dưới tấm bản đồ trên màn hình máy tính, nói: "Chúng tôi cũng đã làm rõ được ý nghĩa của nó, đây là một con số." Pháp sư chỉ ngón tay, đọc từng hàng một từ trên xuống dưới: "3, 2, 5."

Trác Mộc Cường Ba không nhịn được buột miệng hỏi: "Con số này có ý nghĩa gì? Những con số giống vậy được phát hiện ra trong trang kinh văn nào vậy?"

Pháp sư Á La không trả lời, mà ấn vài nút trên bàn phím, mở tấm bản đồ da sói còn lại ra, rồi lại đọc từng hàng một từ trên xuống dưới: "3, 2, 4."

Giáo sư Phương Tân đột nhiên sực hiểu, thốt lên: "Những số này là số trang! Thật đần độn quá đi, vậy mà chúng ta cũng không nghĩ đến khả năng nó là con số."

Trác Mộc Cường Ba kinh ngạc nói: "Số trang? Số trang! Lẽ nào..."

Pháp sư Á La gật gật đầu: "Hai tấm bản đồ một thật một giả này, là hai trang trong một bộ kinh văn nào đó, tín vật mà sứ giả giao cho Cổ Cách vương là một bộ kinh dày dặn đầy đủ, cũng giống như viên hồng bảo thạch và Tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu vậy, kinh văn và bản đồ cũng bị chia tách, để ở hai phương trời khác nhau."

Mẫn Mẫn bị tiếng kêu kinh ngạc của Trác Mộc Cường Ba gây chú ý, lên tiếng hỏi: "Có chuyện gì vậy ạ?"

Trác Mộc Cường Ba nhắc lại phát hiện của pháp sư Á La. Mẫn Mẫn nghe xong, nhìn lại tấm bản đồ, rồi thốt lên: "Ôi chao, thật đúng là... Chẳng phải các con số của người Maya cũng được biểu thị như thế này sao, thế mà chúng ta từ đầu chí cuối cũng không hề nghĩ đến mới lạ chứ."

Giáo sư Phương Tân lắc đầu nói: "Không, con số của người Maya được biểu thị bằng chấm, gạch và vòng tròn, còn con số này lại biểu thị bằng nét sổ và nét ngang. Đây không phải là chữ số Maya, mà là cách biểu thị con số theo kiểu đếm thẻ của Trung Quốc cổ đại, về cơ bản nó cũng giống như phương thức biểu đạt con số của người Maya, chỉ khác là một dấu chấm được thay bằng một nét sổ mà thôi."

"Vậy, bộ kinh văn kia là thế nào vậy?" Trác Mộc Cường Ba lại hỏi thêm lần nữa. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://truyenfull.vn

Pháp sư Á La liền nhấn giọng đáp từng chữ một: "Đại... Thiên... Luân... kinh!"

Trác Mộc Cường Ba và giáo sư Phương Tân cùng ngớ người ra. Đường Mẫn kinh ngạc đưa tay bụm chặt miệng. Không ai ngờ được rằng, tấm bản đồ da sói mà họ trước nay vẫn luôn cho rằng chính là tín vật thứ hai, hóa ra lại chỉ là một phần của tín vật. Còn món tín vật thứ hai thực sự ấy, không ngờ lại chính là pháp điển tối cao của Phật giáo Tạng truyền... Đại Thiên Luân Kinh!"

Pháp sư Á La điềm đạm nói: "
Bộ kinh văn tập hợp các đại thành tựu của Mật tông này kể từ ngày đầu tiên xuất hiện trên thế gian, đã toát lên một sự thần bí rồi. Nhân vật đại diện cho giai đoạn Hậu Hoằng kỳ của Tạng truyền Phật giáo, A Để Hiệp đại sư vào Tây Tạng lập đàn giảng kinh, ngay khi bắt đầu giảng về Đại Thiên Luân Kinh đã không ngừng nhấn mạnh, đây là một bộ kinh thư được truyền ra từ Tây Tạng, ngài chẳng qua chỉ là người mang bộ kinh văn này trở về mà thôi. Thế nhưng, không có ai biết bộ kinh thư này là tác phẩm của ai, được viết từ thời kỳ nào. Đồng thời, nội dung bao la vạn tượng trong kinh thư càng khiến người ta không sao đoán nổi, phải là một con người như thế nào mới có đại trí tuệ, có học thức uyên tâm như vậy. Giờ đây, nghĩ kỹ lại, e rằng cũng chỉ có bọn họ mới có năng lực ấy mà thôi!"

Trác Mộc Cường Ba chấn động thốt lên: "
Đạo quân Ánh Sáng!"

Giáo sư Phương Tân gật đầu nói: "
Đạo quân Ánh sáng là người bảo vệ trông nom Tứ Phương miếu, mà Tứ Phương miếu lại chính là nơi cất giữ toàn bộ kinh văn của Tạng truyền Phật giáo trong thời kỳ đỉnh cao nhất. Không chỉ như vậy, trong đó còn bao gồm cả kinh văn của Bản giáo, và cả các tông giáo từ Ấn Độ và Đại Đường du nhập vào Tây Tạng thời bấy giờ nữa."

Pháp sư Á La nói: "
Vì vậy mới có cách nói, đọc hiểu được Đại Thiên Luân Kinh, tất sẽ đọc hiểu tất cả các kinh văn khác, bởi vì bản thân bộ kinh thư này, chính là tinh túy được đúc rút ra từ tư tưởng của các tông giáo khác nhau."

"
Ồ!" Đường Mẫn thốt lên khe khẽ, Trác Mộc Cường Ba vội nói: "Gì thế Mẫn Mẫn? Em nghĩ ra điều gì rồi à?"

Đường Mẫn nói: "
Em nhớ lúc trước tìm tài liệu về Shangri-la, có đọc được một thuyết nói rằng bộ Đại Thiên Luân Kinh này vốn có một vạn hai nghìn bài tụng, nhưng A Để Hiệp đại sư chỉ mang trở về Tây Tạng được có một nghìn hai trăm bài tụng thôi, chín phần mười nội dung còn lại đã thất truyền cả rồi!"

Pháp sư Á La nói: "
Đúng vậy, là như thế đó, hơn nữa đây cũng là điều A Để Hiệp đại sư đích thân nói ra. Khi khai đàn giảng về Đại Thiên Luân Kinh, ngài đã nói rất rõ ràng, bộ kinh thư này vốn phải có một vạn hai nghìn bài tụng, nhưng trải qua nhiều trắc trở mất mát, đến được tay ông thì nội dung chỉ còn một phần mười mà thôi."

Đường Mẫn nói: "
Mọi người còn nhớ bản dịch của Cổ Cách kim thư như thế nào không? Lúc sứ giả đến Trác Bất Nhượng, đã thay đổi chủ ý, muốn đem Tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu mang đến một nơi xa xôi ở chân trời, đồng thời còn yêu cầu Cổ Cách vương phải bảo quản một món tín vật khác. Ngoài ra, trong bản dịch chúng ta đọc được, cũng có đoạn nói đến Cổ Cách vương đã bí mật đưa tín vật đi, đồng thời lại có đoạn nói tín vật là một tấm bản đồ. Vậy là Cổ Cách vương đã giữ tín vật lại bên mình! Bản thân vị sứ giả kia cũng đã để lại viên hồng bảo thạch trong Cánh cửa Sinh mệnh, rồi đem Tòa thành được ánh sáng tỏa chiếu đưa tới tận châu Mỹ, nếu tham chiếu cách làm của ông ta..."

Giáo sư Phương Tân vỗ lên tay vịn ghế đánh "
chát" một tiếng, tiếp lời: "Vậy thì bản dịch không còn mâu thuẫn nữa, đích thực là Cổ Cách vương đã lưu lại một phần tín vật, đồng thời cũng bí mật đưa một phần khác đi xa. Bản đồ da sói và Đại Thiên Luân Kinh bổ trợ cho nhau, chỉ có bản đồ mà không có được đoạn miêu tả trong Đại Thiên Luân Kinh, thì căn bản không biết làm thế nào để đi bước đầu tiên; nhưng nếu chỉ có đoạn miêu tả trong Đại Thiên Luân Kinh mà không có bản đồ, thì cũng không thể nào tìm thấy Shangri-la được!"

Trác Mộc Cường Ba vỗ mạnh tay, hào hứng nói: "
Như vậy là chúng ta có thể nhìn rõ được tuyến đường họ đi rồi: một người đi hướng Đông, băng qua Thái Bình Dương; còn người còn lại, đi hướng Tây, đưa kinh văn đến Ấn Độ, hoặc thậm chí là nơi nào đó còn xa hơn cả Ấn Độ về phía Tây. Đây chính là ước định năm đó giữa sứ giả và quốc vương Cổ Cách, tách rời các tín vật ra, đưa tới chân trời góc biển, vĩnh viễn không để chúng gặp lại nhau nữa!"

Giáo sư Phương Tân trầm ngâm suy nghĩ: "
Cổ Cách vương không thể nào tự mình mang kinh văn đi được, có lẽ là ông ta phái người..."

Mẫn Mẫn lập tức nói ngay: "
Ông ta có phái người đi mà, Cổ Cách vương từng phái đi hai mươi mốt người thông huệ nhất đi về phía Tây cầu pháp!"

Giáo sư Phương Tân và pháp sư Á La đưa mắt nhìn nhau. Trác Mộc Cường Ba lại vỗ đùi nói: "
Đúng rồi, kinh thư không giống như tấm gương đồng, bọn họ có thể chia thành nhiều phần mang đi, nếu mỗi người trong hai mốt vị đệ tử đó đều mang đi một phần..."

Pháp sư Á La tiếp lời ngay: "
Đại dịch sư Nhân Khâm Tang Bố và Tiểu dịch sư Nga Lôi Tất Hỉ Nhiêu đều bái A Để Hiệp đại sư làm thầy. Nếu đúng là Đại Thiên Luân Kinh bị chia thành hai mươi mốt phần, vậy thì phần A Để Hiệp đại sư có được chính là gần được một phần mười nội dung, vậy nên ngài mới có thể khẳng định rằng, Đại Thiên Luân Kinh được truyền đi từ Tây Tạng, đồng thời bản hoàn chỉnh của bộ kinh thư này tổng cộng có một vạn hai nghìn bài tụng!"

Mẫn Mẫn trợn tròn mắt lên nói: "
Chuyện... chuyện này trùng hợp quá!" Giáo sư Phương Tân cũng vỗ mạnh tay lên bàn: "Lịch sử và truyền thuyết, quả đã khớp với nhau ở một mức độ nào đó rồi!"

Pháp sư Á La lắc đầu: "
Không! Lịch sử rất ít khi xuất hiện sự trùng hợp, tất cả những gì xảy ra đều có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Cổ Cách vương hướng về Phật pháp, chuyện này không hề sai, nhưng không người nào có thể giải thích được, tại sao Y Tây Ốc Bá lại thành kính đến độ từ bỏ cả vương vị, tại sao ông ta lại đột nhiên nảy ra ý định phái hai mươi mốt đệ tử đến Ấn Độ, về sau lại còn bất chấp tất cả để mời bằng được A Để Hiệp đại sư đến Cổ Cách hoằng dương Phật pháp nữa."

Trác Mộc Cường Ba nói: "
Đúng đó, nếu nói Cổ Cách vương đã sai người đưa Đại Thiên Luân Kinh đi, để bộ kinh thư ấy phân tán khắp nơi trên vùng đất phía Tây, vậy tại sao đến những năm cuối đời, ông ta lại kiên trì mời bằng được A Để Hiệp đại sư, thậm chí còn bất chấp cả tính mạng của mình, đây chẳng phải mâu thuẫn lắm hay sao?"

Giáo sư Phương Tân nói: "
Mọi người có cảm thấy, hành vi của Cổ Cách vương rất giống với một người khác hay không, cũng là ban đầu giữ thái độ bài xích, đến những năm cuối đời, lại đột nhiên trở nên cuồng nhiệt theo đuổi, như là bị ma nhập vào vậy."

Trác Mộc Cường Ba ngập ngừng: "
Người thầy nói đến là..."

1 Thuật ngữ địa lý, chỉ các trầm tích calcium carbonate hình thành do nước chảy trong các hang động.

2 Hệ thống hang động dài nhất thế giới được biết đến cho tới thời điểm này, nằm ở trung tâm bang Kentucky, nước Mỹ.

3 Thuật ngữ địa lý, chỉ các tầng nham thạch trong vỏ trái đất.

Bình luận





Chi tiết truyện