Với thời tiết như thế này, trong các lần dựng tạm bên cạnh công trường, dưa hấu luôn được hoan nghênh. Vào giờ nghỉ, Tần Hoài ra ngoài công tường vẫy chiếc xe nhỏ chạy điện ắc-quy đang chở dưa hấu, mua tất tần tật, với điều kiện người chủ hàng phải nhận mình là người nhà Tần Hoài, và giúp bưng dưa hấu đến từng gian lán trại.
Một trong số đó là gian có sáu anh họ Lý đang cởi trần trùng trục ngồi xem ti-vi. Tần Hoài tươi cười bưng hai quả dưa hấu vào, anh chủ dưa cũng bưng vào hai quả nữa. Các anh họ Lý đang ngủ gà ngủ gật vì bộ phim truyền hình nhạt nhẽo, bống thấy dưa hấu như từ trên trời rơi xuống, đều xúm lại ngay.
Chia dưa xong xuôi, Tần Hoài quay trở lại gian lán họ Lý, tay bưng quả dưa cuối cùng. Bởi gian này có người mà anh định phỏng vấn. "Vẫn còn một quả nữa, các anh ăn mạnh lên! Trời quá nóng, e không để dành được." Một anh trong số đó hỏi: "Anh là lính mới à?".
Tần Hoài gật đầu, hỏi lại: "Nghe nói các anh là anh em với nhau?".
Sáu anh mỉm cười, một anh nói: "Họ bịa đấy! Bọn tôi là họ hàng với nhau, tôi là hàng cháu, cũng là cháu họ xa."
Tần Hoài nói: "Thì ra họ nói linh tinh, họ còn bảo là có anh Lý Tân gì gì đó, về sau không thấy nữa."
Không khí trong gian nhà bỗng ngột ngạt chẳng khác gì ngoài trời. Tần Hoài quan sát tỉ mỉ, thấy nét mặt hò đều như chùng xuống, kể cũng phải thôi. Một trong số đó, sau khi ngẩn ra thì hơi có vẻ thấp thỏm thậm chí tức tối. Rồi anh ta nói: "Đứa nào thối mồm thế? Thiếu gì chuyện để nói, sao lại bới ra cái chuyện cũ rích đã mấy năm rồi?".
Một anh khác khuyên nhủ: "Kìa, Lý Thân (1)! Anh ta chẳng qua chỉ hiếu kỳ thôi,
chuyện trôi đi đã mấy năm, sao cậu phải căng thẳng làm gì?".
Anh chàng tên là Lý Thân không nói gì nữa, lẳng lặng trút đám vỏ dưa vào thùng rác rồi đi ngủ.
"Anh nói lại xem, anh và tay Lý Thân uống rượu à?". Na Lan không hiểu có phải Tần Hoài đang cố làm ra vẻ ly kỳ không.
"Đúng! Rượu nếp cái hoa vàng, anh ta rất mê. Chỉ 42 độ thôi."
"Chỉ đủ để anh phải say 42 lần thôi!"
Tần Hoài phì cười vào máy di động, nói: "Chắc cô không biết, có vô số cách khiến người khác tưởng mình cạn chén, thực ra lại không tợp một giọt nào."
"Tôi phục phép ma của anh khi uống rượu, nhưng hình như lần trước anh nói rằng anh ta không thích nhắc lại chuyện về Lý Viễn Hâm, sao anh lại khiến anh ta hé răng được?"
"Cô bạn Na Lan hình như nghe chưa kỹ, tôi vừa nói là rượu 42 độ! Và tất nhiên chúng tôi còn có tiếng nói chung khác, ví dụ đi bơi... tối hôm đó chúng tôi ra sông Gia Lăng..."
"Anh nên cảm ơn tôi đã bố trí cho anh chuyến du lịch lãng mạn!" Na Lan hài hước.
"Đúng thế!" Tần Hoài định nói đến cảm giác khi cùng Na Lan bơi lặn dưới ánh trăng, nhưng bỗng thấy bâng khuâng một cách kỳ lạ nên không nói được, anh lại tiếp tục đề tài cũ: "Cho nên hiện giờ bọn tôi đã rất thân nhau, thường xuyên uống rượu, đi bơi. Tối nay ăn nhậu là lần thứ tám liên tiếp, và đương nhiên bắt đầu nói đến Lý Viễn Hâm."
Lúc này anh chàng Lý Thân đã hơi ngà ngà say. Lý Thân thích uống nhưng tửu lượng chỉ tầm tầm. Dưới anh đèn chẳng sáng sủa gì, đôi mắt anh ta đã hơi vằn đỏ, không rõ vì rượu hay vì thương cảm. Anh ta kể: "Viễn Hâm là em họ, là con trai của cô tôi, bọn tôi chơi với nhau từ hồi không có quần mà mặc. Chúng tôi tồng ngồng ra hồ Lương Từ bơi lội."
Tần Hoài: "Anh bơi rất giỏi, chắc anh ấy cũng chẳng kém gì?".
"Không những không kém... mà nên nói là tôi kém rất xa chú ấy."
"Vậy tại sao anh ấy chết đuối được?"
Lý Thân và đôi mắt đỏ xáp lại Tần Hoài, nói nhỏ nhưng dằn giọng: "Không phải chết đuối. Tuyệt đối không. Mà là bị giết! Nếu tôi... tìm thấy tên khốn..."
"Anh biết thủ phạm hạ sát anh ấy à?" Tần Hoài thật sự kinh ngạc, không cần giả bộ nữa.
Lý Thân nhìn quanh một lượt, thấy mọi người đều đang mải ăn uống, bèn ghé sát Tần Hoài, khẽ nói: "Tôi không biết kẻ nào giết Viễn Hâm nhưng tôi khẳng định có người liên quan đến."
"Tần Hoài lại rót đầy chén cho Lý Thân, anh ta nhấp một nửa, rồi nói:
"Hồi đó chúng tôi đang làm ở Vũ Hán, rất kỳ lạ là bỗng nhiên Viễn Hâm đi biệt mất một tuần rồi lại trở về. Ở đội chúng tôi, chú ấy rất thạo việc, là người thợ chủ chốt, chú ấy bỏ đi khiến ông chủ rất tức giận. Tôi nhớ rất rõ ông chủ mắng mỏ Viễn Hâm thậm tệ ngay trước mặt mấy anh em họ Lý chúng tôi. Tôi nói ông chủ hãy cho qua, dù sao nó cũng đã trở về, ông cứ trừ tiền công là được. Viễn Hâm là thợ giỏi, ông nên cho nó tiếp tục làm, coi như tuần lễ đó là nó xin nghỉ. Thế là ổn. Về sau tôi mới nhận ra rằng trong cái tuần lễ ấy chắc phải xảy ra chuyện gì đó, vì Lý Viễn Hâm không còn như trước nữa. Chú ấy vốn rất xới lới, hay nói đùa, bông lơn về chuyện trai gái, luôn cởi mở với tất cả anh em đồng hương. Nhưng từ khi trở về thì lại chẳng thiết nhìn ai, ngồi đờ đẫn suốt ngày, sắc mặt nặng nề, ai gợi chuyện cũng không thèm đáp lại, hai con mắt thì láo liên cứ như vừa lấy cắp ví tiền của ông chủ. Chúng tôi tiếp tục nói đùa chú ấy về gái gú thì chúng ấy lại cáu kỉnh, cứ như là bỗng nhưng giả vờ biến thành người đứng đắn. Rồi một hôm tôi không nén nổi nữa, kéo chú ấy ra chỗ vắng hỏi những ngày vừa rồi chú đi đâu, tại sao trở về rồi lại như gã đớn hèn. Chủ ấy bảo "Kệ em". Tôi nói, chúng ta như anh em ruột, đi xa làm ăn, bố mẹ đều dặn dò phải quan tâm lẫn nhau, chú có chuyện gì đó nhưng không nói ra thì chẳng ai có thể giúp chú. Anh đoán xem nó trả lời thế nào? Nó nói chuyện này không ai giúp nổi em, em nguy rồi, em gặp phải chuyện rắc rối to. Tôi gạn hỏi là chuyện rắc rối gì, nó không chịu hé răng mà lại nói rằng, không thể cho tôi biết vì không muốn tôi bị cuốn vào vụ này, lại dặn dò tôi mai sau dù xảy ra chuyện gì, tôi đoán ra hoặc nhìn thấy chuyện gì thì tôi cũng phải giả vờ như không nghe không thấy gì hết, và đừng kể lại với bất cứ ai."
Lý Thân nhìn Tần Hoài. Đôi mắt đó, ánh mắt mơ hồ. Anh ta cảm thấy mình đã nói quá nhiều. Tần Hoài hiểu ý, xua tay nói: "Anh đừng kể tiếp nữa, dù sao chuyện này cũng chẳng liên quan gì đến tôi."
"Mẹ kiếp! Chuyện này xảy ra đã ngần ấy năm, có là gì nữa đâu? Chú em Viễn Hâm kể với tôi đầy vẻ bí hiểm. Ngày hôm sau bỗng có người đến tìm chú ấy. Gã này nhỏ con, cằm nhọn hoắt, thoạt nhìn rất giống con chuột, tôi chẳng mấy thiện cảm với hắn. Mấy ngày qua sắc mặt Viễn Hâm tối sầm, bây giờ thấy khác hẳn, chú ấy càng nhăn nhó cứ như chực khóc. Hai người trở về lán trại hồi lâu không thấy ra. Tôi không yên tâm, bèn bỏ dở công việc chạy về, đến cửa, nghe thấy cả hai đang cãi nhau to, không rõ tranh chấp thứ gì
mà sắp đánh nhau đến nơi. Tôi lập tức chạy ra công trường gọi mấy anh kiêm nhiệm bảo vệ cùng xông vào lán trại lôi thằng cha kia ra. Trong lúc giẳng co, di động của hắn rơi xuống đất, tôi nhặt lên nhìn thấy sau lưng di động có dán một hàng chữ số, tôi cố nhớ lấy rồi ghi lại. Đoán rằng đó là số máy của hắn, hắn sợ quên nên tự ghi lại."
Chắc đó không phải số máy thường xuyên dùng.Tần Hoài nghĩ bụng.
Lý Thần sờ túi quần rút cái ví, rồi lấy ra mảnh giấy nhàu nát đưa cho Tần Hoài. Anh vờ như vì ánh đèn quá yếu, cố ý nhìn lâu một chút để ghi nhớ dãy số này.
Lý Thân nói tiếp: "Vài hôm sau Viễn Hâm lại đi, lẳng lặng không chào ai. Bấy giờ chúng tôi có cảm giác nó sẽ không bao giờ trở lại nữa." Đôi mắt Lý Thân ròng ròng hai hàng lệ.
"Sao anh không báo với cảnh sát và cho họ biết cả số máy này nữa?" Tần Hoài hỏi.
"Đã nhiều lần tôi định đi báo cảnh sát, nhưng sau khi gã kia đi rồi, Viễn Hâm dặn dò, mà gần như là van xin, rằng nếu tôi muốn sống thì tuyệt đối đừng cho ai biết số máy này, kể cả cảnh sát. Lúc đó tôi không mấy để ý, nhưng sau khi Viễn Hâm gặp nạn, tôi nhớ lại câu nói ấy, toàn thân toát mồ hôi, đâu dám mạo hiểm làm gì!"
"Nhưng bây giờ anh lại cho tôi biết. Anh có nói với ai khác không?" Tần Hoài hỏi rất tình cảm.
Lý Thân như chợt tỉnh ra, nhìn Tần Hoài rất lâu rồi lắc đầu nói: "Không! Thật thế. Tôi giữ kín ba năm trời, đến là khổ, cho nên hôm nay phải nói ra cho bằng hết. Này! Anh sẽ không bán đứng tôi đấy chứ?".
Tần Hoài đứng bên kia bàn, đưa tay sang vỗ vai Lý Thân, nói: "Tôi bán đứng anh cho ai được?".
Na Lan nhận được số di động do Tần Hoài gửi tin nhắn cho, cô lại nhắn tin cho Ba Du Sinh, và hiểu rằng mình còn phải tiếp tục chờ đợi. Phía sau có tiếng bước chân. Là Tần Mạt.
Na Lan nghĩ khác với Tần Hoài, cô cho rằng cần phải để cho Tần Mạt ra khỏi nỗi ám ảnh kia chứ không nên cách ly với xã hội, phải gắng tối đa hòa nhập với cuộc sống thường ngày. Tuy vẫn có khả năng xảy ra chuyện tái phát ác tính, nhưng tăng cường hoạt động vẫn là có lợi hơn đối với Tần Mạt. Đây là lần thứ ba cô đưa Tần Mạt ra khỏi tầng hầm, điều bất ngờ là sự việc tiến triển rất thuận lợi. Tần Mạt không lên cơn nữa, và cũng không nói điều gì bất bình thường, chỉ đi dạo khắp chốn hoặc lẳng lặng ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn hồ nước. Lúc này cô ta đi đến bên đàn piano.
Na Lan không rõ hiện giờ để cho Tần Mạt trở lại với cây đàn liệu có nóng vội quá không. Nhưng cô hiểu rằng cây đàn piano là sự sống
của Tần Mạt, nếu cô bé lại có thể gắn bó với nó thì sẽ rất có ý nghĩa.
Tần Mạt lặng lẽ cúi nhìn cây đàn, Na Lan nhẹ nhàng nói: "Nghe anh Hoài nói gần đây mới lên dây lại cho chuẩn, cô chơi thử xem?" Cô quan sát kỹ Tần Mạt và mở nắp đàn. Ánh mắt Tần Mạt dường như hơi sáng lên, long lanh.
Na Lan lại nói: "Tiếc rằng tôi mù piano, cô không muốn chơi thử à?".
Rõ ràng là Tần Mạt hiểu cả, cô bé hơi lưỡng lự, rồi từ từ đưa tay ra, nhấn một phím nốt Son âm vực cao.
Ngay sau đó là một tiếng kêu kinh hãi, Tần Mạt hai tay bịt tai, toàn thân run rẩy quỳ sụp xuống sàn, nước mắt giàn giụa. Na Lan vội đỡ cô dậy, nào ngờ Tần Mạt đưa tay túm chặt tóc Na Lan giật mạnh như muốn rứt da đầu cô ra. Na Lan định giằng co chống lại nhưng cô chợt nghĩ ngay: không nên hành động theo lối bản năng với Tần Mạt, mình cần suy nghĩ thêm.
Tiếng đàn đã tác động đến hệ thần kinh vốn đang mất thăng bằng. Đã quá lâu cô bé không chơi đàn, trước đây chơi đàn là những giờ phút tươi đẹp nhất cuộc đời, lúc này nội tâm cô bé đang chống lại, chứng tỏ cô bé vẫn đang sống trong ác mộng.
Na Lan cố trấn tĩnh, rồi nói: "Tần Mạt đừng sợ, tôi đây mà, chúng ta là bạn."
Na Lan không chống trả, chỉ thụ động ráng chịu, khiến Tần Mạt vốn đang chờ sự giằng co quyết liệt bỗng thấy khó hiểu, cô bé tỏ ra do dự nhưng vẫn không chịu buông tay.
Na Lan tiếp tục nhỏ nhẹ: "Tốt rồi, tất cả đã ổn rồi." Cô định đưa tay vuốt ve Tần Mạt, nhưng chợt nghĩ cô bé từng bị xâm phạm, làn da sẽ rất nhạy cảm, nên cô không thể mạo hiểm.
Đúng lúc ấy di động bỗng đổ chuông, nhạc chuông là giai điệu "Người đẹp kỳ quái".
Tần Mạt sững người, nét mặt dần trở lại bình thường. Na Lan hiểu rằng "chiêu thức" nho nhỏ của mình coi như có hiệu quả. Mấy hôm trước cô nhận ra Tần Mạt rất quen thuộc với nhạc chuông của Tần Hoài, mỗi lần nghe thấy, cặp lông mày của cô đều giãn ra, cho nên Na Lan cũng cài nhạc "Người đẹp kỳ quái" vào di động của mình.
Điều này, thêm một lần nữa chứng minh rằng, thứ tác động đến tâm trạng Tần Mạt không phải giai điệu mà chính là cây đang piano. Cô bé đang sống trong ác mộng. Muốn thoát khỏi nó, cần phải trở lại chơi đàn như xưa.
Nhưng lúc này không thể nghĩ tiếp, cô cần phải nghe điện thoại đã. Ba Du Sinh gọi. Nhanh có hồi âm hơn cô tưởng tượng. "Tôi đã từng trông thấy số di động này."
"Anh có nhầm lẫn không đấy?" Cô hỏi lại, tuy vẫn biết Ba Du Sinh hiếm khi nhầm lẫn.
"Sau khi Ninh Vũ Hân chết, di động của cô ấy cũng là vật chứng để chúng tôi nghiên cứu. Số máy này có trong di động của Ninh Vũ hân. Họ từng nói chuyện với nhau hai lần, lần thứ nhất là ba ngày, lần sau là một ngày trước khi Ninh Vũ Hân chết." Giọng Ba Du Sinh rất điềm tĩnh, không hề cho rằng đây là "bước tiến có tính đột phá" gì cả. "Cô nói xem, tại sao cô có được số máy này?".
Na Lan kể lại câu chuyện Tần Hoài đi "nằm vùng", rồi hỏi: "Chắc các anh đã tìm ra chủ nhân của số máy này rồi?".
"Số máy này dùng từ cách đây bốn năm, chỉ cần bỏ tiền ra mua sim là được, hồi đó chưa thực hiện chế độ đăng ký họ tên thật. Điều khó hiểu là, từ khi kích hoạt tới giờ nó chỉ dùng cho ba cuộc gọi. Một cuộc từ bốn năm trước, liên lạc với một số máy đã báo mất – số máy đó cũng không cần đăng ký họ tên. Và hai cuộc sau đó bốn năm, cách đây không lâu, liên lạc với Ninh Vũ Hân."
Na Lan nghĩ ngợi, rồi nói: "Các anh đã kiểm tra các di vật của Ninh Vũ Hân, lẽ nào không có đầu mối nào liên quan đến số máy này?".
Ba Du Sinh: "Có lẽ rất khó mà tìm hiểu triệt để mọi khía cạnh, nhưng chúng tôi đã làm hết sức mình rồi mà vẫn không tiến triển được mấy."
Tắt máy, Na Lan ngồi im lặng hồi lâu, nghĩ ngợi những điều Ba Du Sinh vừa nói. Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ nhân số di động bí hiểm ấy có liên quan đến cái chết của Vũ Hân. Trước khi chêt,s Vũ Hân đã liên tiếp gọi cho người ấy hai cú phôn, rồi gọi cho mình, nói rằng muốn cho mình biết một chuyện quan trọng, sau đó cô ấy bị hại.
Vậy thì rất có thể chủ nhân của số máy này là mấu chốt của mọi sự thật.
Nhưng đâu là mấu chốt để tìm ra người ấy.
Ninh Vũ Hân.
Sau hai lần nói chuyện với người ấy hai lần, rất có thể cô đã để lại tin nhắn, mặc dù phía cảnh sát không tìm thấy.
Hồi nọ chính mình cũng từng vô tình mà biết Vũ Hân vẫn còn chiếc bàn làm việc ở trường học, nhờ thế mà tìm thấy vé tàu hỏa đi miền nam...
Cuối cùng, Na Lan cũng nghĩ ra kế hoạch tiếp theo. Cô gọi di động: "Quân Quân, có lẽ tối nay tôi phải phiền cô trông nom Tần Mạt..."
Chú thích:
(1): Trong tiếng Trung, Lý Thân đồng âm với Lý (Viễn) Hâm
Bình luận
- Chương 49
- Chương 48
- Chương 47
- Chương 46
- Chương 45
- Chương 44
- Chương 43
- Chương 42
- Chương 41
- Chương 40
- Chương 39
- Chương 38
- Chương 37
- Chương 36
- Chương 35
- Chương 34
- Chương 33
- Chương 32
- Chương 31
- Chương 30
- Chương 29
- Chương 28
- Chương 27
- Chương 26
- Chương 25
- Chương 24
- Chương 23
- Chương 22
- Chương 21
- Chương 20
- Chương 19
- Chương 18
- Chương 17
- Chương 16
- Chương 15
- Chương 14
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11
- Chương 10
- Chương 9
- Chương 8
- Chương 7
- Chương 6
- Chương 5
- Chương 4
- Chương 3
- Chương 2
- Chương 1