chương 6/ 55

Emma tin chắc mình đã chỉ đúng đường đi nước bước cho Harriet hầu đạt đến mục đích tốt, vì nhận thấy cô bé bắt đầu để ý đến ngoại hình điển trai và cử chỉ dễ mến của anh Elton. Khi Emma không ngần ngại ám chỉ về lòng thương mến của anh Elton, cô tự tin là mình cũng đã tạo mối thiện cảm về phía Harriet. Cô tin chắc dù anh Elton chưa yêu thật sự thì con tim anh đã bắt đầu rung động. Cô không có gì phải băn khoăng về anh cả. Anh đã đề cập đến Harriet và ca ngợi cô bé một cách nồng nhiệt, đến nỗi cô thấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Kể từ lúc cô giới thiệu hai người với nhau ở Hartfield, anh đã nhận ra tư cách của Harriet có sự cải thiện sâu sắc, và đấy là một trong những chứng cứ cho thấy anh đang để ý đến cô bé.

Anh nói:

Cô đã mang đến cho cô Smith mọi điều cô ấy cần, cô đã làm cho cô ấy khả ái và hoà đồng. Cô ấy đã là một thiếu nữ xinh đẹp khi mới là bạn của cô , nhưng theo ý tôi, cô đã mang đến cho cô ấy thêm nét quyến rũ còn hơn là nét thu hút bẩm sinh.

Tôi vui thấy anh cho là tôi giúp ích cho cô ấy, nhưng Harriet chỉ muốn được nghe lời nói cụ thể chứ không chấp nhận những ẩn ý. Cô ấy có tất cả ân sủng thiên bẩm về tâm tính thùy mị và chất phác. Tôi chỉ giúp cô ấy chút ít thôi.

Anh Elton nói theo cách nịnh đầm:

Giá như được phép phủ nhận lời nói của một phụ nữ…

Có lẽ tôi đã mang đến cho cô ấy chút tính quyến đoán, đã chỉ bảo cô ấy suy nghĩ về những sự việc chưa xảy đến cho cô ấy trước kia.

Đúngl à như thế, đấy là điều làm cho tôi để ý đến. Có thêm nhiều tính quyết đoán! Quả là mát tay.

Quả là tự hào, tôi tin chắc thế. Tôi chưa từng sắp đặt việc nào đáng yêu như thế này.

Tôi tin như thế.

Anh nói với vẻ nồng nàn và đồng cảm y như là một người đang yêu.

Một ngày, cô lấy làm vui không kém khi anh bất chợt muốn có một bức hoạ của Harriet. Cô hỏi:

Harriet, có lần nào em ngồi làm mẫu để được vẽ truyền thần chưa ?

Harriet đang định bước ra khỏi phòng, và chỉ dừng lại để đáp với vẻ ngây thơ:

Ồ, em chưa bao giờ .

Khi cô bé vừa khuất bóng, Emma lên tiếng:

Giá như tôi có một bức hoạ cô ấy thì đấy thật là tác phẩm độc đáo. Tôi sẽ trả bất cứ món tiền nào để chiếm hữu. Tôi muốn vẽ truyền thần cho cô bé. Tôi tin anh không biết rằng chỉ mới hai, ba năm trước tôi rất mê vẽ truyền thần. Tôi đã thử vẽ cho vài người bạn, và họ cho là tôi có con mắt nghệ thuật chấp nhận được. Nhưng vì tôi thật sự muốn thử nếu Harriet chịu ngồi cho tôi vẽ. Được vẽ cho cô bé thì vui biết mấy!

Anh Elton thốt lên:

Tôi van nài cô, đây sẽ là chuyện rất vui. Tôi van nài cô Woodhouse trổ tài cho bạn của cô. Tôi đã xem qua các bức hoạ của cô. Làm thế nào cô nghĩ tôi không biết ? Gian phòng này chứa đầy những bức hoạ phong cảnh và hoa, còn trong phòng gia đình của chị Weston ở Randalls có vài bức toàn thân mà không ai cóp được , đúng thế không ?

Emma nghĩ “Đúng, anh khá lắm ! nhưng có liên quan gì đến việc vẽ truyền thần? Anh không biết gì về hội hoạ.đừng giả vờ say mê tài vẽ của tôi . Hãy tỏ ra say mê dung nhan của Harriet”. Cô nói:

À, anh Elton. Nếu anh tốt bụng khuyến khích như thế, tôi sẽ cố xem mình có thể làm được tới đâu. Sắc diện của Harriet trông rất tinh tế nên khó vẽ được giống, nhưng có nét khác lạ gì đấy ở đôi mắt và vành môi cô ấy mà người ta muốn vẽ ra.

Đúng là như thế - đôi mắt và vành môi – tôi tin chắc cô sẽ vẽ được. Xin cô hãy thử xem. Và nếu cô thuận lòng – tôi tin cô sẽ thuận lòng – theo lời cô nói, đấy sẽ là một tác phẩm độc đáo.

Nhưng anh Eton ạ, tôi e Harriet không chịu ngồi làm mẫu cho tôi, cô ấy không đánh giá cao vẻ đẹp của mình. Anh có nghe cách cô ấy trả lời tôi không? “Tại sao phải vẽ chân dung em?” là đầy đủ ý nghĩa rồi.

À đúng. Tôi có nghe. Tôi không bỏ qua. Nhưng tôi vẫn nghĩ ta có thể thuyết phục cô ấy.

phác của mình trước đây để họ chọn kích thước phù hợp nhất cho Harriet. Cô cho xem những tác phẩm đầu tay của mình. Cô đã thử qua những thể loại tiểu hoạ, bán thân, toàn thân, viết chì, mầu sáp, mầu nước. Cô vẫn luôn muốn làm qua mọi việc, và đã đạt tiến bộ trong hai ngành hội hoạ và âm nhạc, giỏi hơn nhiều người so với công sức ít ỏi mà cô bỏ ra. Cô đã thử diễn kịch, ca hát – và thử qua mọi thể loại, nhưng luôn thiếu kiên trì. Không có lĩnh vực nào cô đạt mức ưu tú tuy cô rất muốn thành công. Cô không muốn tự lừa dối về tài năng của mình trong hội hoạ hoặc âm nhạc, nhưng lai muốn người khác tin rằng cô có tài thực sự.

Tất cả bức vẽ đều có giá trị - có lẽ bức phác thảo nào ít hoàn thiện nhất lại có giá trị nhất. Tài năng của cô được tán thưởng, nhưng nếu cô vẽ ít hơn hoặc vẽ thêm gấp mười lần thì hai người bầu bạn của cô vẫn vui thú và ngưỡng mộ tất cả vẫn như thế. Cả hai đều cảm thấy vui sướng tột cùng. Một bức hoạ truyền thần hẳn làm vui lòng mọi người, và tài năng của cô Woodhouse hẳn là xuất chúng.

Emma nói:

Không có nhiều loại khuôn mặt cho em. Chị chỉ tập tành với gia đình chị. Đây là bức hoạ cha chị - hình ảnh khác của ông – nhưng ông cảm thấy bồn chồn khi nghĩ đến ngồi làm mẫu, vì thế chị chỉ lén vẽ ông, cho nên bức hoạ trông không giống. Em xem này, đây là bức hoạ chị Weston, thêm một bức, thêm bức nữa, thêm bức nữa, em thấy đấy. Chị Weston thân yêu! Lúc nào cũng làm bầu bạn tốt của chị. Chị ấy sẵn lòng ngồi làm mẫu mỗi khi chị yêu cầu. Còn đây là chị gái, với vóc dáng mảnh mai thanh lịch và nét mặt khá giống như thật. Đáng lẽ chị đã vẽ được giống hơn nếu chị ấy chịu ngồi lâu hơn, nhưng chị ấy thúc hối chị vẽ bốn đứa trẻ nên không thể giữ im lặng. Kế tiếp, đây là chị thử vẽ ba trong số bốn đứa trẻ - đây này, Harry và John và Bella; đứa nào cũng trông giống hai đứa kia. Mẹ chúng nó mong mỏi chị vẽ đến nỗi chị không thể từ chối, nhưng em biết đấy, không thể nào bắt trẻ con ba hoặc bốn tuổi ngồi yên cho được, mà cũng khó vẽ chúng cho giống ngoài vóc dáng và làn da, chỉ trừ khi chúng có đường nét thô ráp. Đây là bức phác thảo của đứa thứ tư, lúc còn là em bé. Chị vẽ khi bé đang nằm ngủ trên chiếc ghế bành ọp ẹp như ổ rơm. Cậu bé ngoẹo đầu xuống rất tiện cho chị vẽ. Trông thật giống. Chị rất hãnh diện về bé George. Cái góc của chiếc ghế bành thì thật tốt. Đây là bức hoạ cuối cùng của chị - cô mở ra bản phác hoạ toàn thân của một thanh niên – bức cuối cùng và đẹp nhất – ông anh rể John Knightley của chị. Bức này không cần phải hoàn thiện nhiều lắm khi chị mang cất nó vì giận dỗi và thề rằng sẽ không bao giờ vẽ truyền thần nữa. Chị bị trêu tức sau bao nhiêu khổ nhọc khi chị thật sự vẽ rất giống. (chị Weston và chị đều đồng ý với nhau là rất giống người thật) – chỉ có điều quá đẹp nhưng đấy là lỗi theo hướng tích cực – thế mà chị Isabella thân yêu tội nghiệp lại chê bai "Ừ, có giống một tí, nhưng không thể hiện đúng người thật!" Phải cất công lắm mới thuyết phục được anh ấy chịu ngồi làm mẫu. Thế là chị không chịu được nên chị không bao giờ hoàn thiện bức hoạ, và như chị đã nói, chị thề là không bao giờ vẽ ai nữa. Nhưng vì Harriet, hoặc đúng hơn là vì chị, và do lẽ hiện tại không có cảnh chồng vợ, bây giờ chị sẽ bỏ qua lời thề.

Anh Elton lộ vẻ rất xúc động và thích thú với ý tưởng này, và nhắc lại:

Đúng là hiện tại không có cảnh chồng vợ, như cô nhận xét. Rất đúng. Không có chồng và vợ.

Anh nói với ý thức rõ rệt đến nỗi Emma nghĩ liệu có nên để cho hai người được riêng tư ngay bây giờ hay không. Nhưng vì muốn vẽ nên cô phải tạm gác lại ý nghĩ ấy.

Rồi cô chọn được kích thước và kiểu của bức hoạ truyền thần. Cô sẽ vẽ toàn thân bằng mầu nước, giống như bức hoạ của anh John Knightley, với đối tượng kế bên lò sưởi.

Việc ngồi làm mẫu bắt đầu. Tươi cười và e thẹn, và cũng e không giữ được tư thái và dáng dấp đúng cách, Harriet thể hiện sự pha trộn đáng yêu của cảm xúc tươi trẻ dưới đôi mắt chăm chú của nhà hoạ sĩ. Nhưng họ không thể bắt đầu vì anh Elton cứ bồn chồn phía sau lưng cô và theo dõi từng nét vẽ của cô. Cô nhận thấy anh chàng chọn ở vị trí để có thể nhòm ngó mà không gây phản cảm, nhưng cô vẫn muốn chấm dứt tình cảnh này. Thế nên cô yêu cầu anh đi ra chỗ khác, và chợt có ý tưởng yêu cầu anh đọc sách. Cô nghĩ "Giá như anh chàng chịu đọc sách cho hai người nghe thì thật là tử tế! Việc này sẽ tránh gây khó khăn cho mình và ngượng nghịu cho cô Smith".

Anh Elton sẵn lòng chiều theo. Harriet nghe anh đọc sách còn Emma được thoải mái mà vẽ. Cô vẫn phải cho phép anh chàng thỉnh thoảng đi đến nhòm ngó, nếu không như thế thì hoá ra không phải là cung cách của người đang yêu. Mỗi khi cây bút ngừng lại là anh chàng sẵn sàng nhảy đến, xem diễn tiến và cảm thấy say mê . Cô thấy vui với thái độ khích lệ như thế, do lòng ngưỡng mộ khiến cho anh nhận ra người trong bức hoạ giống người thật trong khi chỉ mới là nét vẽ phác. Cô không thể đánh giá cao trình độ thưởng thức mỹ thuật của anh, nhưng tình cảm và cử chỉ ân cần mà anh bỉêu lộ thì đúng là khác thường.

Việc ngồi làm mẫu hoàn toàn thoả đáng: Emma lấy làm hài lòng với bức vẽ phác ngày đầu nên muốn tiếp tục. Bức hoạ khá giống người thật, cô đã may mắn tìm được tư thế người mẫu thích hợp. Cô muốn hoàn thiện một chút cho khổ người cao lên một ít và tạo thêm vẻ thanh lịch. Cô tự tin cuối cùng mình sẽ có một bức hoạ đẹp để tôn vinh cho cả hai – một kỷ niệm sống động về vẻ đẹp của một người và tài năng mỹ thuật của người kia. Thêm những mối kết giao mãn nguyện qua lòng gắn bó của anh Elton.

Harriet sẽ cần phải ngồi làm mẫu thêm ngày kế. Anh Elton nài nỉ được phép tham dự và còn đọc sách cho cả hai người nghe. Đúng là phải như thế.

Emma nói:

Rất sẵn lòng. Chúng tôi sẽ rất vui có anh tham gia.

Ngày kế lại có những màn lịch sự và tử tế, có thêm thành công và tự mãn đi kèm với tiến triển khá nhanh chóng trong bức hoạ làm cho cả ba người đều vui. Ai nhìn qua bức hoạ cũng thích, nhưng anh Elton còn thêm hồ hởi và biện hộ chống lại mọi lời chê bai.

Chị Weston nhận xét với anh:

Cô Woodhouse mang đến cho người bạn của mình vẻ đẹp theo cách cô ấy muốn – nhất là muốn vẽ ra một người đang yêu .đường nét của đôi mắt thì đúng, nhưng cô Smith không có chân mày và lông mi như thế. Khuyết điểm ở chỗ khuôn mặt cô ấy không giống như thế.

Anh đáp:

Chị nghĩ như thế à? Tôi không đồng ý. Đối với tôi, bức hoạ xem ra rất giống về mọi sắc thái. Tôi chưa từng xem qua bức hoạ nào giống người thật đến thế. Chị biết đấy, ta nên tính đến ảnh hưởng của bóng tối.

Anh Knightley nói:

Emma, em vẽ cô ấy có khổ người quá cao.

Emma biết cô đã vẽ như thế nhưng vẫn không muốn thừa nhận. Rồi anh Elton nồng nhiệt chen vào:

Ồ không! Chắc chắn không phải là quá cao; không quá cao tí nào. Xem này, cô ấy đang ngồi, nên lẽ tự nhiên là tạo đường nét khác lạ, ý tưởng đúng là như thế, và phải duy trì nét cân đối, anh biết đấy. Những nét cân đối trước và sau. Ô không! Bức họa thể hiện chính xác chiều cao của cô Smith. Chính xác là thế!

Ông Woodhouse nói:

Bức hoạ thật đẹp. Vẽ đẹp lắm! con yêu ạ, bức hoạ nào của con cũng đẹp như thế. Bố không biết có ai vẽ tài tình như con. Có một điều bố không thích lắm, ở chỗ cô ấy trông như ngồi bên ngoài cánh cửa, chỉ với một khăn choàng nhỏ khoác trên vai, khiến cho người ta nghĩ cô bé có thể bị nhiễm lạnh.

Nhưng bố ạ, bây giờ là mùa hè, một ngày ấm áp trong mùa hè. Bố hãy xem cái cây kia.

Nhưng con ạ, ngồi bên ngoài cánh cửa thì không nên.

Anh Elton lên tiếng:

Thưa bác, bác có thể nói vậy nhưng cháu phải nhìn nhận đấy là ý tưởng rất hay khi đặt cô Smith ngồi bên ngoài cánh cửa, gần bên cái cây với phong cách độc đáo! Nét ngây thơ trong cung cách của cô Smith, và còn nhiều nữa . Ôi, thật là đáng ngưỡng mộ! cháu thưởng thức mà không thấy chán. Cháu chưa từng thấy bức hoạ nào giống người thật đến thế.

Việc kế tiếp là đóng khung cho bức hoạ, và có vài trở ngại ở đây. Phải đặt hàng đúng chỗ, phải làm khung ở London, phải giao cho người thông minh nào đấy có trình độ thưởng thức tin cậy được. Thường thì Isabella làm việc này, nhưng bây giờ là tháng Mười Hai nên không thể nhờ vả cô . Ông Woodhouse không muốn cô ra khỏi nhà giữa làn sương mù của tháng Mười Hai. Nhưng khi vừa nghe đến chuyện trở ngại là anh Elton có cách giải quyết ngay. Tinh nịnh đầm của anh lúc nào cũng ở mức cảnh giác cao độ. “Nên giao công việc này cho anh ấy, hẳn anh sẽ vui thích vô bờ mà nhận lời! anh sẽ đi London bất kỳ lúc nào. Khó mà nói được anh cảm thấy hân hạnh đến thế nào khi được giao chuyện sai vặt này”.

Cô vẫn còn vương vấn với ý nghĩ “Anh chàng thật là tử tế! Bản thân mình không muốn làm phiền anh ấy đến thế”. Rồi mọi việc cũng được sắp đặt xong sau những lời khẩn cầu và trấn an lặp đi lặp lại.

Anh Elton sẽ mang bức hoạ đi London, chọn cái khung và chỉ dẫn cách thức, còn Emma nghĩ cô có thể gói bức hoạ cho an toàn mà không làm phiền anh, trong khi anh ra vẻ e rằng cô làm phiền mình chưa đủ.

Khi anh đón nhận bức hoạ, anh khẽ thốt:

Quả là một chuyến hàng quý giá!

Emma nghĩ “Anh chàng hầu như quá xun xoe nên không biết yêu. Mình cho là thế, nhưng hẳn có hàng trăm cách yêu. Anh là một thanh niên tuyệt vời và rất hợp với Harriet. “chính xác là thế”, như cách anh nói ; nhưng anh cũng thở dài và héo hon, luôn chờ đợi lời khen tặng quá mức chịu đựng của mình với tư cách là người chủ hôn. Mình là người được nịnh đầm hàng thứ hai. Nhưng đấy là anh tỏ vẻ biết ơn vì Harriet!”

Bình luận





Chi tiết truyện