chương 91/ 166

-Gì thế mày? Nằm mớ à?

Thằng Toàn hớt hải chạy vào khi nghe tôi gọi lớn:

-Không phải, lúc nãy Lanna có vào trong trại mình! Nhưng đi về trại cán bộ đoàn rồi!

-Vào trong trại hử, thế đã nói gì với mày!

-Lanna nói sẽ tự tay giải quyết chuyện của thằng Nghĩa, không muốn luyên lụy tụi mình!

Toàn phởn nghe xong liền đăm chiêu nhíu mày:

-Chà, mệt đây! Tao còn tính nhờ Lanna làm tay trong, bây giờ thì coi như mất đối tác rồi!

-Thế tính làm sao đây?

-Mày đừng làm tao rối! Bây giờ phải tìm một đối tác khác đã!

-Đối tác nào cơ!

-Tao tạm thời vẫn chưa nghĩ ra, thôi thì đợi đến khi chân mày lành lại cũng chưa muộn đâu!

-Lâu đến thế cơ à?

-Đối với mấy thằng xảo huyệt như thằng bí thư, phải tính cách lâu dài với nó, nếu không sẽ chẳng có tác dụng gì!

-Đành vậy, uầy xì…!

Rồi nó đập vai tôi động viên:

-Thôi, gát quá một bên đi mày! Có muốn đi tham quan một vòng hội trại không tụi tao dìu cho mà đi!

-Ừ, nằm trong đây mãi cũng chán!

-Hề hề, cũng biết chán cơ đấy! Tao cứ tưởng mày thích sống ẩn dật cơ!

-Ẩn ẩn cái đầu mày, dìu bố đi tham quan, nhanh!

-Từ từ, tao đập gãy cẳng còn lại của mày luôn giờ!

Quan cảnh buổi hội trại hôm nay khá là nhộn nhịp khi các trại sinh cùng tranh tài trong các môn thi đấu được ban tổ chức đưa ra sáng nay bao gồm: trang trí trại, nấu ăn và chạy xe đạp chậm.

Về phần trang trí trại thì do nhóm Hoàng Mai phụ trách, trong lúc này tất cả đều phải hạn chế ra vào trại để tránh ảnh hưởng đến việc trang trí của nhóm nên hầu như mấy nường lớp tôi đều tỏa đi khắp nơi cả, chỉ trừ có tôi lúc nãy nằm vật vã trong trại như chết rồi nếu không có Ngọc Lan đến cạnh động viên.

Có thể mô tả cách trang trí trại của lớp tôi như sau:

Nhóm Hoàng Mai đã phác thao ý tưởng trang trí trại lấy cảm hứng từ đồng quê thiên nhiên bát ngát. Qua đó một lớp cỏ lúa giả làm bằng bìa cát tông tô được dựng lên xung quanh trại vẽ nên một khung cảnh đồng lúa trổ vàng. Trên trại được đính một ít rơm rạ, cỏ khô làm người ta liên tưởng đến những đống rơm vàng rực được chất thành đống mỗi khi người ta tuốt lúa xong, hình ảnh mà khi xưa ở quê tôi đã từng thấy. Nhưng thứ mà tôi tâm đắc về nhóm Hoàng Mai nhất chính là cổng trại, nó được trang trí nhìn không khác gì cổng làng thời xưa, hai bên đầu cổng còn được treo thêm hai chiếc nón lá nhìn ăn điểm vô cùng.

Tôi chắc chắn phần trang trí trại kì này lớp tôi không bao giờ điểm thấp được. Đẹp đến thế cơ mà. Duyệt!

Về môn nấu ăn thì vẫn chưa đến giờ, theo như ban tổ chức thông báo thì phải sau phần trang trí trại mới diễn ra cuộc thi nấu ăn. Nhóm của Hoàng Mai đã tính rất kĩ nên mới đảm nhận hai môn thi như thế. Vả lại nếu như nhóm của Hoàng Mai không đảm nhận thì thật khó để chọn ra bất cứ ai trong lớp có thể tham gia môn này bởi Lanna tuy nấu món ăn ngon thật đấy nhưng nàng là bí thư chi đoàn, cũng nằm trong ban tổ chức nên không tham gia được, còn Lam Ngọc theo như tôi biết nàng chỉ nấu được món cơm chiên dương châu thì phải. Với món đó thì vẫn chưa thể nắm giải nhất được, cho nên Hoàng Mai lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn cho các môn thi đòi hỏi sự khéo tay cực độ.

Còn về môn chạy xe đạp chậm, có lẽ thằng Toàn và bé Phương đã luyện tập quá đủ, bọn nó thậm chí còn cười đùa với nhau mà nhìn bọn kia cố gắng ghìm cho chiếc xe đạp chạy thật chậm nhất có thể. Ấy thế mà vẫn có cặp chống chân ngay từ vạch xuất phát. Còn khá hơn chút đỉnh thì đền gần giữa đường đua, cũng có một vài trường hợp về đến đích nhưng là về chót bản chứ chẳng khi nào có đội đi một lèo về đích cả. Chắc mấy đội này cũng chẳng luyện tập gì, môn chạy xe đạp chậm nếu so với các môn khác thì giải thường à khá thấp, nên không lớp nào có hứng thú với nó là một điều tất nhiên, tâm lí chơi cho vui là chính mà.

Tuy nhiên thằng Toàn với bé Phương có vẻ nghiêm túc khi đến lượt bọn nó tham gia:

-Mày ở đây ngồi đợi bọn tao thi xong nghe mày, nhớ cổ vũ nhiệt tình chứ đừng có đi đâu bậy bạ lạc tao không rảnh kiếm mày đâu!

-Cút, làm như tao con nít vậy! Thi cho thua đê!

-Hề hề, bố mày biết đạp xe đạp từ khi mày mới sinh đấy!

-Phắng nhanh cho bố nghỉ ngơi, thi thì thi đại đi!

Rồi bọn nó cũng đi đến chỗ thi đấu dành cho môn chạy xe đạp chậm. Do đảm bảo tính khách quan nên ban tổ chức chỉ cho thi sinh đạp xe đạp do ban tổ chức cung cấp nên tôi hơi lo cho tụi nó không biết có đạp quen hay không thôi, vì xe của thằng Toàn thuộc dạng xe leo núi, có cả líp số nữa, nên dễ điểu chỉnh khi có người ngồi sau, còn xe này là loại xe martin thường nên có đôi phần khó đi hơn xe chính chủ của nó.

Và rồi khẩu lệnh của trọng tài cũng vang lên báo hiệu giờ thi đấu bắt đầu. Cả đám thí sinh líu ríu leo lên xe cố gắng giữ cho chân không đụng đất đồng thời phải cố cho xe nhích càng chậm càng tốt mà không làm người ngồi phía sau ngã xuống đất.

Điều này bé Phương đã làm khá tốt khi ôm ghì lấy lưng của thằng Toàn không một chút ngần ngại. Bởi lẽ bám vào yên xe khó có thể giữ thằng bằng được, chỉ có cách như thế mới giúp giữ thẳng bằng tốt thôi. Nhưng cách này có vẻ khá là hại mắt đối với những đứa xung quanh. Bằng chứng là bé Phương chỉ mới làm thế đã có một cặp chống chân ngay xuống đất loạng choạng suýt té. Có lẽ bọn nó cũng hú hồn bởi cặp đôi Toàn phởn-bé Phương này. Tôi cũng có đôi chút ngạc nhiên khi bé Phương từ ngày quen với thằng Toàn đã bạo dạn ra hẳn, khác với vẻ mặt nhút nhát lúc xưa. Đây có thể được gọi là vợ chồng quen hơi chăng?

Mặc dù là thế nhưng tôi không phủ nhận rằng cách này không hiệu quả chút nào, quá hiệu quả là đằng khác ấy chứ. Từ lúc xuất phát đến giờ thằng Toàn vẫn chưa lảo đảo phát nào, vẫn chậm chạp tiến về đích trong khi mấy bọn kia cứ ngã nhào hết cặp này đến cặp khác, còn nếu không ngã thì đi quá nhanh, bỏ xa cặp Toàn phởn đến một đoạn dài, cho dù có cố gắng giữ thăng bằng đến đâu cũng chẳng có cơ hội nào để bọn nó giữ nhịp được cả.

Phần thi kết thúc khi bánh xe của thằng Toàn phởn chạm vạch đích, bé Phương vui sướng nhảy tót xuống xe bấu chặt lấy cổ của thằng Toàn quíu quýt làm cả thì sinh lẫn trọng tài đều nhìn bọn nó với cặp mắt sững sốt như vừa mới từ hành tinh khác xuống.

-Mày thấy chưa thằng tó, bố mày bảo thắng là thắng mà!

Nó chạy đến chỗ tôi cốc đầu liên hồi như thiếu nợ nó từ đời nào.

-Dang ra thằng bệnh, không biết đau à mày!

-Hề hề, ai bảo mày trù ẻo làm gì! Thấy hậu quả chưa?

-Hùm, điên loạn!

Tôi chề cái mặt bất cần đời ra nhìn nó. Dù vậy nhưng tôi vẫn mừng thầm cho tụi nó trong lòng vì nếu tụi nó thắng lớp tôi cũng được hưởng phước lây từ số tiền thưởng bọn nó có được, chắc cũng được nồi lẩu chứ ít. Như thế cũng đáng bỏ công ra để cổ vũ đấy chứ!

Còn lại là môn thi nấu ăn, sau khi kết thúc phần trang trí trại, nhóm của Hoàng Mai vội vã chạy sang khu đất trống phía sau láng trại cán bộ đoàn để tham gia phần thi quan trọng này. Nhìn cả nhóm hối hả chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ nấu ăn mà tôi muốn giúp ghê gớm lắm, nhưng vì chiếc chân đau nên tôi chẳng giúp được gì ngoài đứng nhìn thằng Khanh khờ lăng xăng giúp đầu này đầu nọ.

Mà có lẽ dìu tôi lâu bọn thằng Toàn cũng thấy mệt, nó đỡ tôi lại gốc cây gần chỗ thi nấu ăn của lớp rồi chạy đi cùng thằng Khanh khờ giúp nhóm Hoàng Mai một tay. Tôi định bụng sẽ ngã người ra gốc cây đó đánh một giấc cho đã để lấy lại sức cho vụ phòng thiết bị vừa rồi, nó đã ngốn của tôi khá là nhiều sức lực nhất là lúc gượng dậy từ đống thiết bị. Tuy nhiên, chỉ chợp mắt được một lát tôi lại bừng tỉnh vì một giọng nói quen thuộc:

-Sáng sớm mà đã nằm dài ường ra ghế, chắc tối thức khuya lắm phải không?

Ngửa mặt lên, tôi đã thấy Hoàng Mai đang tất bật bày đống nồi nêu, bếp lửa ra sân. Nét mặt em vẫn xinh tươi như ngày nào và có phần lung linh hơn trước.

Tôi bối rồi bật dậy trả lời ngay:

-À, tại lúc tối xem đá banh ấy mà!

-Không phải liên quan đến bí thư Nghĩa sao?

-Ơ, việc này Mai cũng có nghe nữa sao?

-Cũng có chút ít thôi, nhưng sự việc là thế nào?

-Um…chà, việc này…

Tôi thoáng có chút ngập ngừng.

-Nếu Phong ngại thì thôi vậy, Mai không ép đâu!

-Không không, cũng chẳng có gì để giấu cả, mọi chuyện là thề này…

Tôi kể cho Hoàng Mai biết toàn bộ sự việc về thằng Nghĩa từ lúc lần đầu chạm mặt với nó cho đến khi cãi nhau trong trại. Nét mặt em chẳng tỏ ra ngạc nhiên tý nào, lại còn gật gù như chuyện này quá đỗi bình thường rồi vậy.

Sau khi tôi kể xong, em cười mỉm nhẹ giọng:

-Bây giờ Phong cứ nghỉ ngơi cho lành chân đi, vì thời gian sắp tới sẽ rất vất vả đấy!

-Ơ, vất vả là thế nào?

Tuy nhiên chẳng kịp trả lời, bọn thằng Toàn với Khanh khờ đã ôm đống nguyên liệu chế biến món ăn tới cắt ngang cuộc nói chuyện giữa tôi và Hoàng Mai.

Đây có thể là lần đầu tiên sau gần 2 tháng tôi mới nói chuyện hẳn hòi với em như vậy, cảm giác nó chộn rộn không thể tả được. Nhưng đối với tôi, mọi chuyện đã qua, tôi không còn để tâm gì nhiều nữa nhưng chỉ thắc mắc những lời nói của Hoàng Mai nó quá mập mờ, “thời gian sắp tới sẽ vất vả” là thế nào nhỉ? Về những việc này tôi còn non nớt quá chẳng suy nghĩ được lâu. Có đôi lúc tôi tự hỏi mình có phải là loại người hữu dũng vô mưu như trong Tam Quốc Chí thường nhắc đến không, về đánh đấm tôi chẳng ngán việc chi nhưng về khoảng suy nghĩ, tôi lại chẳng bao giờ tận dụng được cái đầu của mình cả.

Đúng như những gì Ngọc Lan đã nói, nếu tôi cứ sớn xác như trâu điên thế này, chỉ tổ hại thân chứ không thể nào giải quyết được bất cứ việc gì ngoài việc phá hoại nó làm tình hình càng thêm nghiêm trọng. Chắc có lẽ tôi phải làm theo lời chúng bạn đã chỉ, gán sức tịnh dưỡng chân cho đến khi nó lành hẳn rồi mới nghĩ đến chuyện chống lại thằng Nghĩa khốn nạn kia, thôi thì đành vậy!

Lượn một vòng khu cắm trại cũng đến bữa trưa, tôi trở về trại của lớp xịt một ít cồn xoa bóp vào chỗ gãy để giảm đau theo lời dặn của cô y tế. Vừa lúc này đám loi nhoi lớp tôi cũng về trại sau một buổi sáng quần thảo, khám phá cả khu vườn rộng thênh thang nơi cắm trại, kèm theo đó là cả một đống xoài bọn nó mang về làm tôi trổ cả mắt:

-Gì đâu xoài nhiều thế?

-Ở khu đất đằng sau nhà ông Mười đó, có cả một vườn xoài luôn!

-Ẹc, hái trộm hả mấy bà?

-Gì mà hái trộm, tụi tui nhờ bọn con trai bên A5 hái giúp đó!

-Thế có khác gì nhau?

-Hứ, khác sao không? Ông không ăn thì thôi tụi tui ăn, chân bị gãy thì lo mà tịnh dưỡng đi!

Bọn nó điềm nhiên gạt tôi qua một bên thưởng thức gần chục trái xoài được lấy ra từ chiếc ba lô to đùng. Nhưng chẳng được bao lâu, Lam Ngọc đã xuất hiện với bộ mặt thiết diện sát thủ như ngày nào:

-À, ăn cắp xoài đấy hả, thảo nào lúc nãy cứ lấm la lấm lét với tụi con trai A5! Để xem…5 điểm hạnh kiểm nhá?

-Ui, bà Ngọc! Cùng lớp với nhau không mà nặng tay vậy? Tha cho bọn tui lần này đi, có gì cho bà ăn xoài ké!

-Hùm, tui cho qua lần này, nhưng tui không ăn xoài đâu! Đến giờ cơm rồi, ai không ăn thì nhịn!

Vừa nói, nàng vừa cùng nhỏ Thu lớp phó lao động xách một chồng hộp cơm vào trại làm cho tụi con gái sững sốt bỏ đống xoài qua một bên:

-Trời, tới giờ cơm rồi hẻn, sao hông nói sớm làm tụi tui phải ăn mấy trái xoài chua lè này, hề hề!

-Hừ, mấy bà đấy! Hùa theo bọn con trai A5 cắp ắn xoài làm gì lỡ bị phát hiện thì biết nói làm sao đây!

-Tụi tui biết lỗi rồi mà, Lam Ngọc tốt bụng lượng thứ cho hen!

Bọn con gái ai ai cũng rề rà năn nỉ ỉ oi Lam Ngọc làm nàng không muốn bỏ qua cũng không được, chỉ biết làm mặt hầm hầm chia từng hộp cơm cho những cái miệng ăn vặt không đáy ấy.

Tôi vì tránh đụng chạm chỗ gãy do những trò đùa của bọn khỉ con ấy nên lẳng lặng cầm hộp cơm nhích ra gốc cây gần trại để thưởng thức cho qua cơn đói lòng. Ngồi ăn một mình thế này cảm giác nó khó chịu lắm, nhất là khi nhìn thấy ai cũng cười nói vui vẻ ngồi ăn chung với nhau làm tôi lại thấy tim mình như bị ai bóp nghẹt.

Thằng Toàn không rảnh ngồi ăn chung với tôi vì nó còn có bé Phương để hủ hỉ, cả Khanh khờ cũng vậy, nó tối ngày đeo lấy nhỏ Kiều ẹo không ngừng nên ngồi ăn với tôi là một việc bất khả thi xét về cả khách quan lẫn chủ quan. Cho nên giờ đây chỉ có mình tôi một góc nới này với chiếc chân thỉnh thoảng lại nhói lên mỗi khi cử động mạnh. Tôi tự hỏi mình có quyết định sai không khi không chịu lên bệnh viện để bó bột, vì ở nơi này tôi có biết thằng bí thư sẽ làm gì Ngọc Lan đâu mà ngăn cản tụi nó chứ, cho dù có biết được thì tôi sẽ làm gì nó với chiếc chân gãy này đây, đến đứng tôi còn chưa vững thì làm sao có thể bảo vệ Ngọc Lan được.

Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy mình vô dụng và cái danh xưng hữu dụng vô mưu kia càng hợp với tôi hơn. Tự dưng tôi chẳng muốn ăn nữa mà chỉ muốn làm một giấc thật dài để tạm thoát khỏi cái thế giới phiền muộn này, cái thế giới đã làm tôi phải điên đảo bao phen bởi những thử thách nó mang lại.

Nhưng khi định chợp mắt, tôi bỗng cảm nhận được một hơi ấm phát ra gần sát bên tôi, kèm theo đó là một hương hoa quen thuộc đã khắc vào trong tâm trí tôi từ rất lâu, hương hoa lily…

-Bộ định bỏ mứa cơm hay sao?

Vừa mở mắt ra, Lam Ngọc đã ngồi cạnh tôi từ lúc nào. Nàng nở nụ cười khẽ làm bao phiền muộn trong lòng tôi chợt tan biến.

-Đâu có, tại hồi sáng mệt quá nên buồn ngủ thôi!

-Ăn hết đi rồi ngủ, kẻo lại mất sức đấy! Còn ở lại đây cả ngày hôm sau mà!

-Ngọc này! Có phải Phong vô dụng lắm không?

-Sao lại hỏi thế chứ?

-Bởi lẽ Phong chỉ biết dùng nắm đấm để giải quyết mọi chuyện hoàn toàn không chịu động não một chút nào cả?

Nàng ngẫm nghĩ suy tư một lúc rồi đấm nhẹ vào vai tôi:

-Đúng thật Phong là kẻ cứng đầu nhất Ngọc từng gặp đấy!

-Uầy, chắc là vô dụng thật!

-Gì thế? Ngọc vẫn chưa nói hết mà, ai cũng có ưu nhượt điểm của mình cả, Phong đừng tự trách mình như thế vì chí ít nó cũng đã cứu Ngọc mấy lần rồi mà!

-Có thật là Phong không vô dụng chứ?

-Với Ngọc là thế và sẽ luôn luôn như thế, nhưng chủ yếu là Phong có tin tưởng mình không thôi!

Nàng nhìn tôi với cặp mặt sắc xảo, tự tin và quyết đoán khiến tôi có chút bối rối nhưng không vì thế mà tôi đánh mất đi câu trả lời vốn có của mình:

-Phong tin, Phong tin mình không vô dụng! Phong sẽ chứng minh cho thằng bí thư đó thấy bằng mọi giá!

-Hì hì, có khí phách lắm đó! Tối nay Ngọc rảnh, có muốn đi dạo không một vòng không?

-Dạo à, chân Phong không tiện đâu!

-Không sao mà, có gì để Ngọc dìu cho, đêm nay có nhiều tiết mục hay mà ở trong tại hoài thì phí lắm!

-Ừ, hì! Cảm ơn Ngọc!

-Xì, cứ làm như người xa lạ ấy!

Nàng cười xòa đập vai tôi bôm bốp.

Chẳng biết từ lúc nào mà tôi lại thân với Lam Ngọc đến thế, tôi phải công nhận rằng khi Lam Ngọc cười đùa thế này, sức lôi cuốn của nàng dường như tăng lên gấp bội và nó khiến những người cùng nói chuyện với nàng phải cười theo không ngớt. Đây có lẽ là tài năng dị biệt của nàng hoặc vốn sẵn có đã thế. Nhưng rõ ràng, một Lam Ngọc vui vẻ lúc nào cũng chiếm được nhiều thiện cảm hơn một Lam Ngọc lạnh lùng, cương quyết của thường ngày. Tôi chỉ ước sao nàng sẽ mãi mãi như thế thôi.

Chiều tà, những tia nắng ngã vàng rớt trên ngọn bàng nhớt làm những chiếc lá đã vàng này lại nhuộm thêm một màu vàng mỡ cháy rực cả cây.

Đây khoảng thời gian các trò chơi quan trọng được diễn ra vì khi trời đã mát mẻ hơn hẳn, rất thích hợp với các hoạt động thể chất. Và tất nhiền trò kéo co sẽ chính thức mở màn cũng với các trò chơi khác như chuyền nước bằng tay, đi tìm mật thư, đẩy gậy.

Về phần kéo co, lớp tôi có hơi thua thiệt khi tôi không thể tham gia được vì gãy chân, nên thằng Khanh khờ sẽ vào kéo thay cho tôi. Nhưng thằng này chưa tập với nhóm lần nào tôi cũng không biết nó có kéo được không vì tướng tá thằng này khá mập, chứ không đô con như thằng Huy, chẳng biết có kéo ra mô tê gì không nữa.

Kết quả bóc thăm cho biết nhóm tôi kéo ở lượt thứ 3 tức là sẽ có hai cặp kéo trước lớp chúng tôi. Đây cũng có thể là một cơ hội cho bọn tôi thăm dò đối thủ, vì lúc tập luyện bọn tôi chỉ tập với tụi trong xóm thằng Huy chứ chưa có cọ sát với lớp nào cả, chưa biết bọn nó kéo như thế nào, thôi thì cứ chờ xem.

Cặp kéo đầu tiên là cuộc so tài giữa lớp 10A5 với lớp 10A7.

Lớp tôi cũng có một chút giao hữu với tụi A5 khi số lượng con trai lớp nó khá nhiều, đã có một số lần lớp nó đề nghị giao lưu với lớp tôi trong tiết sinh hoạt ngoài giờ nhưng đã bị Lam Ngọc gạt phắng ngay, chỉ dám sinh hoạt ngoài giờ theo kiểu ngoài giờ thôi, tức là lén lút đấy. Vì tụi con gái lớp tôi cũng khá là hám trai, với lại lớp tôi cũng không nhiều nam nên qua lớp khác giao lưu cũng là điều hiển nhiên.

Sau một lúc khởi động chuẩn bị tinh thần, bọn nó cũng vào vị trí thi đấu. Trông mặt đứa nào đứa nấy căng ra thấy rõ.

Và rồi trọng tài cũng phất cờ ra hiệu cuộc thi bắt đầu, tất cả bọn nó đều hì hục kéo như điên như dại trong tiếng hò reo cổ vũ của đám bạn xung quanh.

Lớp tôi đương nhiên là cổ vũ cho tụi A5 rồi, nhưng đa số là con gái lớp tôi thôi. Còn đám thằng Huy với thằng Toàn đang ngồi chung với tôi mà phê bình về cuộc thi đấu:

-Ê mày, nhìn đám A7 toàn là mấy đứa nhỏ con, kiểu nào mà A5 chả thắng!

-Nhìn mấy tụi A5 kìa, kéo gì như đám đàn bà ấy!

-Mà tụi con gái lớp mình cổ vũ cho tụi nó nhiệt tình quá!

-Thôi kệ đi, cứ xem đã!

Đến giờ phút này tụi A7 đã có dấu hiệu xuống sức, bọn nó kéo chậm đi hẳn, không còn hăng hái như lúc đầu, mà tụi A5 cũng không khá gì hơn, có đứa còn té lên xuống mấy bận. Nhưng kết quả đã quá rõ ràng, tụi A5 chiếm ưu thế hơn cả. Chỉ sau một lúc giằng co, bên A7 đành buông xui nhường lại chiến thằng cho A5 một cách thuyết phục.

Không cần phải nói, vừa thắng xong cả đám con trai hò reo như nhặt còn được vàng, còn cả đám con gái cứ quấn quít, bấu vai bá cổ nhau nhảy cưng cửng lên hệt như đám con gái lớp tôi.

Chung quy lại thì bọn tôi đã thấy cách kéo của mấy tụi này rồi, cũng là cách kéo truyền thống dùng sức kéo ghì lại phía sau không đồng loạt thôi. Nhưng đây chỉ mới là cặp đấu đầu, chưa phản ánh hết kĩ thuật của bọn lớp khác. Vẫn là câu đó, chờ xem vậy.

Bình luận





Chi tiết truyện