chương 25/ 25

Đến giữa cầu, một thanh ván mục bỗng gãy rời khiến hai người thụt xuống, xong Nhương Thư đã níu chặt dây chão nên trụ lại được. Cánh tay trái của chàng mạnh đến trăm cân thừa sức nặng của hai người!

Khi chàng đặt chân lên bờ đất bên kia cầu, thả Đoan Mộc Anh xuống thì mới bị đối phương phát hiện. Đấy là do Anh nhi vô ý thở phào, trút bỏ nỗi sợ hãi, hồi hộp nãy giờ!

Hai đống tuyết lù lù gần đấy chính là hai gã đàn ông đang ngủ gà ngủ gật trong lớp chăn lông dấy sụ. Họ thét lên báo động va dung vũ khí tấn công.

Nhương Thư thấy rất rõ nên khi chúng vừa đứng lên la hét là chàng hạ thủ ngay. Thanh Mạc Da thần kiếm lóe ánh xanh mờ và đâm thủng ngực hai gã mai phục.

Lúc đầu, vì áy náy trước cái chết của Tích Bảo chân nhân nên Nhương Thư không dụng đến chiếm lợi phẩm. Nhưng mọi người đã hết lời năn nỉ chàng hãy thu nhận bảo kiếm Mạc Da. Chàng lưỡng lự không nghe, cho đến khi Thúy Sơn khóc lóc, thì thầm :

- Tuy Tư Mã Hầu có ơn cứu mạng thiếp, ngược lại, lão ta đã bắt thiếp phải chịu muôn vàn khổ nhục! Dù thân này chưa bị cưỡng đoạt, nhưng đã ô uế bởi ánh mắt và bàn tay dâm đãng của lão ta! Ngày nào lão cũng sở soạng thiếp vài lần và xông vào nhà tắm. Do vậy, thiếp không dám tắm nhiều, cho con tiểu lên y phục mình để thân thể hôi hám, khiến lão gớm ghiếc mà tha cho. Nếu không vì Hoàng sư phụ và hài nhi thì thiếp đã cắn lưỡi tự sát từ lâu rồi!

Nhương Thư nghe xong rùng mình, toát mồ hôi lại trước nỗi đắng cay, cơ cực mà nàng phải chịu đựng! Và chàng thức ngộ rằng Tư Mã Hầu chết là phải đạo!

Nhương Thư phải mất vài tháng để làm quen với Mạc Da thần kiếm, nó ngắn hơn loại kiếm chàng thường dùng cả gang tay!

Giờ đây, chàng đã làm chủ được thần binh, tâm và kiếm hòa làm một, bản lãnh lợi hại hơn xưa mấy bậc!

Đám phục binh trong cánh rừng đầu cầu phía Bắc đã ùa ra, đông độ nửa trăm, tay kiếm tay đuốc cố chặn hai con mồi lại.

Ánh đuốc chập chờn bởi gió Đông soi rõ gương mặt kinh hoàng của những kẻ thọ thương dưới tay Nhương Thư và Đoan Mộc Anh. Nạn nhân rên la, gào thét bằng tiếng Hán, chứng tỏ họ không phải người Đẳng Hạ.

Thanh Mạc Da thần kiếm tỏa ánh xanh rực rỡ, loang loáng bay lượn, chặt gẫy vũ khí va xương cốt bọn mai phục dễ dàng như chặt mía.

Đoan Mộc Anh sát cánh Nhương Thư, chém giết với phong thái của loài mãnh thú. Không phải nàng có cái tâm ác độc và vì cuộc sinh tồn chốn rừng sầu luôn ác liệt và tàn nhẫn đã tạo nên tính cách ấy! Với Anh nhi, lũ người kia chính là hổ báo, nàng phải giết họ để được sống còn.

Tâm pháp nội công do Cẩm Phàm kiếm khách truyền thụ cho Đoan Mộc Anh chẳng có gì xuất sắc, song cơ thể nàng lại tiềm tàng một sức mạnh phi thương, không hiểu từ đâu mà có! Anh nhi múa thanh bảo kiếm Thiên Cương nặng nề kia rất nhẹ nhàng, đòn chém mãnh liệt tựa chẻ núi làm chùn tay những gã đàn ông vạm vỡ.

Nàng lại có lối đánh khá kỳ lạ là rùn thấp người, lao bổ vào tấn công từ ngực đến gối đối phương, nghĩa là đoạn giữa thân. Điều này có lẽ xuất phát từ thối quen di chuyển bằng tứ chi, khi còn sống chung với bầy vượn.

Từ ngày được Nhương Thư dạy cho Cửu Huyền thân pháp, khinh công Anh nhi ảo diệu và nhanh hơn trước, tất nhiên bản lãnh cũng tăng tiến theo. Giờ đây, nàng chỉ đảo thân hình vài cái là đã tiếp cận mục tiêu mà hạ thủ, song nạn nhân của nàng chỉ bằng nửa số Nhương Thư, Đoan Mộc Anh luôn chú ý ở gần chàng trong bàn kính một trượng, bảo vệ phía sau lưng, Nhương Thư yên tâm mở đường máu, chém một hơn mười tám cánh tay cầm đao kiếm, đưa Đoan Mộc Anh thoát khỏi vòng vây.

Với thần kiếm sắc bén tuyệt luân Nhương Thư đã có thể noi gương sư phụ, đả thương người chứ không giết chóc. Chàng rất hài lòng về việc này.

Chạy một đoạn, thấy bên đường có cây cổ thụ cành lá um tùm, Nhương Thư đình bộ, kéo Anh nhi nhảy lên. Khi đã ngồi vững trên chạng ba rộng rãi, chàng hỏi :

- Anh muội có bị tổn thương chỗ nào không?

Đoan Mộc Anh đắc ý cười khúc khích :

- Tiểu muội chẳng hề hấn gì cả!

Đêm nay, trời lạnh chẳng thua đêm trên đỉnh đèo Vân Hải. Nhương Thư phanh rộng hai vạt áo lông, trùm kín thân thể Anh nhi. Mặc dù nàng cũng có áo ấm. Cô gái nằm thu lu trong lòng chàng và ngọ ngoạy mãi. Cảm giác phân kích của cuộc chiến khốc liệt lúc nãy đã làm nàng khó ngủ!

Lát sau có tiếng chân của toán phục binh đi ngay phía dưới. Ai đó lầm bẳm chửi thề :

- Con bà nó! Công lao mai phục, chịu đựng sương tuyết mười ngày nay giờ đã thành mây khói, lại còn thiệt mất hơn hai chục anh em. Ngàn lượng vàng này Phi Long bang chúng ta nuốt không trôi rồi!

Nhờ câu nói ấy mà Nhương Thư biết lai lịch toán phục binh. Phi Long bang hùng cứ vùng ranh giới Tây Hạ, Cam Túc nhân thủ khá đông đảo. Vậy là Nghiên Tái Thuần đã mướn họ giết chàng với giá ngàn lượng hoàng kim.

Từ Trường An đi Ngân Xuyên còn một lối nữa, đó là theo sông Vị đến Lan Châu rồi dọc Hoàng Hà. Có lẽ con đường ấy cũng đã bị mai phục bằng một lực lượng khác.

Vô Ưu Cái đã khuyên sử dụng con đường vất vả này để tránh phục binh. Chính lão đã vẽ bản đồ, chỉ dẫn cho Nhương Thư, Nào ngờ, Nghiên Tái Thuần đã tiên liệu trước.

Chờ phe địch đi xa, Đoan Mộc Anh lên tiếng :

- Đại ca! Bọn chúng đã chờ ở đây mười ngày tất phải dựng nhà, hoặc có nơi trú ẩn tốt trong khu rừng đầu cầu. Chúng ta hãy quay lại đấy tìm thử xem sao. Tiểu muội thèm được nằm bên lửa ấm thay vì co ro trong lòng đại ca mãi!

Nghe có lý, Nhương Thư tán thành, cùng Anh nhi nhảy xuống đất, chạy ngược lại trận địa lúc nãy. Chàng chặt một cây đuốc đang nằm lăn lóc trên mặt tuyết, đốt lên soi đường. Quả nhiên, trong rừng có vài công trình bằng gỗ.

Không thể gọi là nhà vì chúng chỉ là những thân tùng được xếp ngang dọc, quây lấy một khoảnh đất, ngoài phủ cành lá. Nóc cũng được cấu tạo bằng một cách như thế nhưng những thân gỗ được xếp khít hơn.

Tuyết đã phủ đầy, biến những chiếc chuồng gỗ này thành những nắm mồ trắng toát, có cửa quay về hướng Nam để tránh ngọn gió Bắc khắc nghiệt.

Nhương Thư chọn căn nhà còn bếp than hồng âm ỉ và đống củi khô, Ánh lửa bừng lên soi sáng không gian và đem lại hơi ấm cho hai kẻ lạc lõng giữa đêm đông!

Đoan Mộc Anh thích thú cười khanh khách, ngồi sát bếp lửa mà sưởi.

Lát sau, nàng đứng lên cởi áo lông để thay y phục bên trong. Tuy trời rất lạnh, mồ hôi không đổ, nhưng sau vài ngày quần áo cũng có mùi khó ngửi.

Trước mắt Nhương Thư, Anh nhi chẳng chút ngại ngùng, phô bày trọn vẹn tấm thân thon nhỏ nhưng săn chắc, khỏe mạnh, dưới ánh lửa bập bùng, trông nàng quyến rũ lạ lùng!

Nhương Thư cũng đã cởi áo mũ, treo ở vách gần đấy, ngồi bỏ thêm củi vào đống lửa. Nóc công trình này khá cao nên không sợ cháy!

Nhưng Anh nhi đã lấy y phục sạch mang đến, bắt chàng phải thay :

- Đại ca cũng hôi hám lắm đấy!

Đã lâu không có được chỗ nghỉ ngơi ấm áp thế này, hai người ngủ một mạch đến trưa hôm sau mới lên đường.

Lại thêm hơn nữa tháng trèo non lội suối nữa, vợ chồng Nhượng Thư đã đến được thành Ngân Xuyên, trên bờ tây sông Hoàng Hà.

Sau khi tắm gội thỏa thuê trong bồn nước nóng của Tây bắc Đệ nhất lữ điếm, hai người chén sạch mâm cơm thượng hạng. Nhương Thư dặn dò Anh nhi :

- Anh muội cứ ở lại lữ điếm nghỉ cho khỏe, ta đến dinh quan Tiết độ sứ xem thế nào?

Đoan Mộc Anh đã uống vài chén rượu nên mắt trĩu xuống, chằng đòi theo làm gì! Nhương Thư y phục chỉnh tề, mang thánh chỉ và công văn của Tri phủ Hà Nam rời lữ điếm.

Chàng đã hỏi thăm bọn tiểu nhị nên biết rằng dinh thự của họ Quan cách đấy không xa, chỉ chừng hơn dặm.

Mới giữa giờ Thìn mà không gian xám xịt tựa chiều buông. Tuyết bay nặng hạt, phủ thêm lớp giá băng lên nhà cửa và mặt đường lầy lội. Bánh xe, vó ngựa cũng như chân người đã không để tuyết giữ được mầu sắc trinh nguyên, tinh khiết.

Nhương Thư kéo cao cổ áo lông, rảo bước về hướng Tây. Người qua lại trong thành gồm nhiều sắc dân, song đa số là người Hồi. Họ vừa đi vừa chuyện trò, không ngờ chàng trai áo cừu trắng kia lại hiểu được vài câu.

Thở xưa, Nhương Thư đã từng lê lết ăn xin suốt mấy năm trời, ở chung với gã hành khất gốc Hồi, nên biết chút ít. Nghề ăn mày bắt buộc chàng phải biết nhiều thứ ngôn ngữ, biết cách phân biệt gốc gác những người mình xin bố thí. Khi chìa nón với một người Tứ Xuyên thì không thể nói tiếng Giang Tô được. Khách sẽ vui vẻ bố thí khi tưởng kẻ nghèo khó kia là đồng hương.

Và hôm nay, vốn liếng tiếng Hồi ngày thơ ấu đã giúp Nhương Thư nghe được một tin lạ. Đó là việc Công chúa Đẳng Hạ Ba Lặc Kỳ Dung mở lôi đài chiêu phu, vài ngày nữa khai mạc. Và họ dự đoán kẻ chiến thắng chính là đứa con nuôi người hán xấu xí của Đại Từ Trưởng Ba Lạc Sinh Hòa.

Nhương Thư mỉm cười hổ thẹn, nhớ lại cái đêm ở Diên An, chàng đã ôm trọn thân hình lõa lồ, khiêu gợi của người đàn bà Đẳng Hạ ấy! Một chút xót xa thoáng gợn trong lòng Nhương Thư, khi nghỉ đến việc Kỳ Dung phải làm vợ một gã nửa người nửa ngợm như Nghiên Tái Thuần. Không những xấu xí, họ Nghiên còn gian xảo và đê tiện phi thường!

Chàng cũng hơi nuối tiếc vì biết mình không làm gì được Tái Thuần. Gã đã là nghĩa tử của Ba Lạc Sinh Hòa, chàng đành phải bó tay, chẳng dán động đến! Nhưng nếu gã vác mặt vào Trung Nguyên thì hãy coi chừng!

Dinh thự của quan Tiết độ sứ Tây Hạ nằm ơ mé hữu con đường trục lớn Đông Tây của thành Ngân Xuyên. Đây là chỗ ở và cũng là công đường, trụ sở làm việc.

Nhương Thư bước qua cánh cổng rộng, vào sân gạch trong thì bị hai gã mặc binh phục nhà Minh chạy ra gạn hỏi. Chàng nghiêm nghị đáp :

- Tại hạ phụng thánh chỉ đến bái kiến Tiết độ sứ đại nhân, phiền nhị vị dẫn lối cho!

Để chứng minh, chàng rút cuồn thánh chỉ bằng lụa vàng chìa ra! Màu vàng rực là đặc quyền thiêng liêng của thiên tử, bá quan và bá tính không được sử dụng. Do vậy, khi đọc sử võ lâm, thấy viết rằng ai đó mặc võ phục vàng thì có nghĩa là một mầu vàng pha trộn, hoặc đậm như vàng đất, hoặc thật nhạt như phơn phớt nắng.

Hai gã vệ binh vội cung kính vòng tay cúi đầu. Một gã nói :

- Mời Khâm sứ đi theo tiểu nhân!

Gã không đưa Nhương Thư vào thẳng cổng đường mà đi vào lối nhỏ mé hữu, đến vườn hoa phía sau. Giữa vườn là một tòa nhà đơn độc, tường gạch quét vôi hồng, mái ngối lưu ly xanh.

Căn tiểu xá này vuông vức mỗi bề trượng rưỡi, chung quanh có lan can gỗ vây lấy thềm gạch. Cửa chính quay hướng nam, trên bậu cửa là bằng gỗ để ba chữ Khán Thư Trai, nghĩa là thư phòng.

Nền tiểu xá cao hơn mặt cỏ hoa viên, có ba bậc tam cấp để lên. Trong lúc gã vệ binh mở cửa, Nhương Thư cầm chiếc chổi nhỏ treo trên cột, phủi tuyết ở mũ, áo choàng và củng da.

Cửa chính có cánh bằng gỗ, nhưng cửa sổ hai bên đều lợp kính pha lê trong suốt, giá đắt như vàng vì mua của người Tây Dương, Từ vùng duyên hải phía Đông mà vận chuyển lên đến tận chốn này thì giá cả sẽ tăng lên nhiều lần, dù bằng đường sông đi chăng nữa! Xem ra, lão Tiết độ sứ họ Quan này quả là kẻ lắm tiền!

Trời đông u ám nên ánh sáng từ hai khung cửa kính kia chẳng được tích sự, khiến ngài Tiết độ sứ phải tốn thêm tiền dầu cho ngọn tọa đăng lớn trên án thư. Có thế thì ngài mới thấy đường đọc sách.

Gã vệ binh bật hỏa tập châm đèn, mời khách ngồi xuống chiếc đôn sứ trước án thư rồi đi thỉnh thượng cấp.

Nhương Thư tò mò nhìn quanh, nhận ra cơ ngơi này mời được xây dựng, mùi vôi và gỗ còn phảng phất trong không khí. Kệ gỗ ở vách tường sau lưng án thư chẳng có nhiều sách, chỉ độ vài chục qưyển.

Vô Ưu Cái đã cảnh báo rằng nguy hiểm luôn chực chờ, ngay cả trong dinh Tiết độ sứ! Vàng có thể mua được lòng người, và lão già Quan Hải kia chưa chắc là kẻ thanh bạch!

Nhương Thư vuốt ve bảo kiếm lạnh ngắt, tự tin rằng thanh Mạc Da thần kiếm này chàng không sợ bất cứ ai!

Nửa khắc sau, Tiết độ sứ đại nhân đã xuất hiện, chỉ một mình chứ không có hầu cận. Lão ta tuổi độ sáu mươi, mặt xương xẩu, lưỡng quyền cao nhọn, trán thấp, mắt không được to! Gương mặt và ánh mắt của lão toát ra một vẻ gì đó khiến Nhương Thư không thiện cảm.

Quan Hải cười ha hả, để lộ bộ răng thưa rụng mất một chiếc nơi cửa hàm trên :

- Lão phu là Quan Hải, dám hỏi quí tính đại danh của công tử?

Nhương Thư đứng lên, lột mũ lông để xuống án thư, vòng tay đáp :

- Tại hạ Tần Nhương Thư, phụng chỉ đến Tây Hạ mang Thiên Niêm Tam Thất về Bắc Kinh. Mời Quan đại nhân xem quan thánh chỉ và công văn của Hà Nam!

Quan Hải gật đầu nhận lấy với rồi bước đến ngồi xuống chiếc ghế dựa phía sau án thư. Lão vui vẻ nói :

- Thỉnh Tần đại hiệp an tọa!

Nhương Thư lại ngồi xuống đôn sứ, tay hữu đặt hờ trên chuôi kiếm. Chỉ cần lão cẩu quan này biểu hiện ác tâm là chàng khống chế ngay!

Nhưng Quan Hải thản nhiên đọc hai văn kiện, và chung quanh vắng lạng như tờ, không một tiếng bước chân mai phục!

Đọc xong, lão ngẩng lên mỉm cười :

- Cảm tạ đại hiệp đã đến đây! Lão phu đang cần vốn để dưỡng già!

Nhương Thư kinh hãi, chưa kịp phản ứng thì khoảng sàn dưới chân đôn sứ đột ngột mở toang, khiến chàng rơi xuống lòng đất, thì ra chiếc đôn dược đặt trên miệng một chiếc hầm sâu, đóng mở bằng nút cơ quan phía sau án thư.

Khán Thư Trai mới được xây cất chính là để phục vụ cho âm mưu ám hại chàng! Biết rõ bản lãnh võ công của Nhương Thư nên đối phương đã đào một giếng tròn đường kính gần nửa trượng, vách xây gạch tô rửa thật láng. Dẫu cho Nhương Thư có dang rộng hai tay, hai chân cũng không chạm vách. Nó lại sâu đến bốn trượng, một độ cao mà không ai tung mình vươn đến nổi. Đáy giếng cắm đầy chông sắt, mũi nhọn hoắt, sẵn sàng đâm nát bàn chân, hoặc cơ thể của nạn nhân.

Nhưng có một điều mà Nghiên Tái Thuần đã không tiên liệu là việc Nhương Thư mang theo Mạc Da thần kiếm.

Việc sát hại Tích Bảo chân nhân đã được giấu kín, vì quan hệ đến danh tiết của Thúy Sơn. Chẳng vinh dự gì để khai ra việc nàng bị Tư Mã Hầu uy hiếp và sờ soạng thân thể. Còn như không nói rõ mối nhục thì làm sao giải thích được cái chết của kẻ đã cứu mạng Thúy Sơn!

Giờ đây, thanh Thần Kiếm Xuân Thu đã phát huy tác dụng! Vừa rơi xuống độ hơn trượng, Nhương Thư đã kịp rút bảo kiếm vận toàn lực đâm vào vách gạch. Chẳng hổ danh thần vật, kiếm báu lập tức xuyên thủng lớp gạch nung, cắm ngập cán!

Nhương Thư bám chuôi kiếm trụ lại, treo lơ lửng trên vách giếng. Chàng lập tức đổi hơi, dùng lực đạo ngàn cân của hai cánh tay ấn vào điểm tựa ấy, bay vút lên mặt đất, đáp xuống án thư trong nỗi kinh hoàng của lão khốn kiếp họ Quan.

Chưa kịp hiểu điều gì xảy ra thì Quan Hải đã bị Nhương Thư điểm huyệt bằng ba đạo Lục Mạch thần chỉ, người cứng đơ như tượng gỗ. Chàng nhảy xuống đất, đặt họ Quan nằm ngửa trên sành gạch, lạnh lùng nói :

- Lão xuất thân võ tướng chắc cũng từng nghe qua thủ đoạn tra đấn Đoạn Cốt Tàn Cân chứ? Tần mỗ sẽ cho lão nếm thử!

Quan Hải bị điểm cả Á huyệt nên không nói được, chỉ biểu hiện sự khiếp sợ bằng ánh mắt và gương mặt nhăn nhó. Nhương Thư nói xong là thực hiện ngay, bẻ trật toàn bộ những khớp xương tứ chi của họ Quan. Trật một khớp còn đau thấy ông bà ông vải, huống hồ cổ chân, cổ tay, đầu gối, khủy tay và vai đều lệch vị trí! Cơn đau đớn khủng khiếp đã chụp lấy Quan Hải, khiến mắt lão trợn ngược, thân hình quằn quại, miệng ú ớ rên la, mồ hôi toát như tắm.

Nhương Thư làm theo lời dạy bảo của Vô Ưu Cái, song tấm lòng nhân hậu lại sớm bất nhẫn, nên chàng không kéo dài cuộc hành hạ, thấy lão vãi đái là giải tỏa ngay!

Trong lúc chờ họ Quan thấm thía nỗi sợ hãi, Nhương Thư giật rèm cửa nối lại, cột một đầu vào gốc cột nhà, trở xuống giếng thu hồi bảo kiếm!

Quan Hải chẳng muốn ai chứng kiến tội ác của mình nên đã đóng chặt của, lệnh cho bọn vệ binh không được đến tiểu xá, bởi vậy, chẳng ma nào biết việc đang xảy ra mà cứu vãn!

Nhương Thư tra kiếm vào vỏ, ngồi xuống giải á huyệt cho họ Quan, Quan Hải run giọng thều thào :

- Lảo phu đã biết tội, xin thành thật khai báo tất cả âm mưu của Nghiên Tái Thuần. Mong đại hiệp tha mạng cho!

Hai chữ “thành thực” dường như không thích hợp vời dung mạo xảo quyệt của họ Quan, khiến Nhương Thư chột dạ. Lão ta nắm trong tay năm vạn tinh binh, nếu trở mặt là chàng khó sống!

Nhương Thư biết mình cơ trí kém cỏi, chẳng thể phân biệt giả chân, lòng rất bối rối. Sực nhớ đến Di Hồn đại pháp, Nhương Thư mừng rỡ thi triển ngay!

Chàng tháo viên pha lê hồng nhiều mặt trên cổ xuống, đong đưa trước mắt họ Quan, ru lão vào trạng thái mơ hồ rồi bắt đầu tra hỏi.

Hơn khắc sau, bọn vệ binh gác cổng dinh lấy làm lạ khi thấy ngài Tiết độ sứ cung kính tiễn gã họ Tần ra đến tận cổng, lưng khom cơ hồ sát đất, miệng xưng ty chức rối rít. Quan Hải vồn rất cao ngạo, dù đối với Khâm sai cũng chưa bao giờ hạ mình đến thế!

Họ không biết rằng giờ đây, linh hồn ngài Tiết độ sứ đã thuộc về Nhương Thư! Họ Tần về đến lữ điếm thì Đoan Mộc Anh đã thức giấc, đang nóng ruột trông chờ, Nghe chàng kể lại, Anh nhi phụng phịu nói :

- Từ nay tiểu muội sẽ không rời đại ca nửa bước!

Sáng hôm sau, Tiết độ sứ Quan Hải đích thân thống lãnh trăm quân kỵ, mang xe song mã đến lữ điếm đón vợ chồng Nhương Thư.

Đoàn người ngựa rầm rộ rời thành Ngân Xuyên, mất hai ngày đường mới đến được vùng đồi Lỗ Nhĩ Khắc, đại bản doanh của tù trưởng Ba Lạc Sinh Hòa.

Bộ tộc Ba Lạc bị Hán hóa khá đậm, biểu hiện ở cách đây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, cũng nhờ tiếp thu nền văn minh Trung Hoa nên Đại tù trưởng Sinh Hòa văn võ toàn thí, lục thao tam lược đầy một bụng, thế lực rất hùng mạnh.

Cơ ngơi của lão cũng được cất theo lối kiến trúc tam hợp thiện, chỉ khác ở chỗ là có thêm một đại lâu hai tầng đồ sộ, giữa sân gạch rộng. Về đại thể thỉ tòa đại lầu này tuyền một màu trắng toát, nóc tròn như những nền thờ Hồi Giáo.

Cổng ra vào mở theo hướng chính Nam và phía trước là một khoảnh đất bằng phẳng, rộng đến vài mẩu. Có lẽ quảng trường ấy là nơi tụ tập dũng sĩ của toàn bộ tộc.

Giờ đây, trên quảng trường đã được dựng lên một lôi đài bằng gỗ, cao non trượng, và mai là ngày khai mạc hội tỷ võ chiêu phu. Lúc này chưa có khán giả, chỉ nhộn nhịp tiếng cười, tiếng búa của đám thợ mộc.

Nghe báo có quan Tiết độ sứ giá lâm, Ba Lạc Sinh Hòa cho người mời vào đại lầu chứ không ra đón. Lão có thể cao ngạo vì nắm thực quyền ở đất Tây Hạ này. Sinh Hòa mà khởi binh đòi độc lập thì các bộ tộc Đảng Hạ khác sẽ hưởng ứng ngay!

Trăm quân ở lại bên ngoài, chỉ mình Quan Hải và vợ chồng Nhương Thư vào. Ba Lạc Sinh Hòa đã chờ sẵn ở đầu chiếc bàn lớn trong tầng dưới đại lầu. Đây là nơi lão tiếp khách và tiệc tùng.

Chủ khách chào nhau. Trong lúc lão Tiết độ sứ giới thiệu danh tính và trình bày mục đích, Nhương Thư âm thầm quan sát. Sinh Hòa giỏi chữ Hán nhưng ông ta ăn mặc theo lối Đẳng Hạ chính thống, đầu nhẵn bóng, chỉ còn vài ba món tóc chung quanh, bện lại và buông rũ xuống. Ba Lạc Sinh Hòa tuổi độ hơn sáu mươi, da ngăm đen nhưng ngũ quan cân đối, mắt sáng, cằm bạnh, đầy vẻ cương nghị anh hùng. Nghe họ Quan nói xong, Sinh Hòa nhìn Nhương Thư, gật gù bão :

- Té ra ngươi là kẻ đã giết chết rể của ta! Ngươi dám vác mặt đến đây thì quả là dũng cảm đấy!

Nhương Thư điềm đạm vòng tay đáp :

- Tại hạ đã được lệnh ái là Công chúa Ba Lạc Kỳ Dung miễn tội, xin tôn giá cũng lượng thứ cho!

Ba Lạc Sinh Hòa cười nhạt :

- Lão phu nghe nói ngươi đã trở thành Minh chủ võ lâm, việc ấy đúng hay sai?

Nhương Thư gật đầu xác nhận :

- Thưa phải!

Sinh Hòa bỗng quắc mắt :

- Nếu ngươi muốn lão phu bỏ qua mối thù giết rể thì dập đầu lạy ba lạy!

Lão tưởng chàng sẽ nổi giận hoặc phân vân, bối rối. Nào ngờ Nhương Thư dịu giọng nói ngay :

- Tôn giá là bậc trưởng thượng, đã rộng lượng nhận ba lạy để xá hận thù, tại hạ xin tuân lệnh!

Chàng lập tức quì một chân chống một tay, đập đầu theo lối kỳ bái của người võ lâm! Đoan Mộc Anh thấy chàng lạy cũng lạy theo, mặt ngơ ngáo khiến Ba Lạc Sinh Hòa phải mỉm cười!

Lão vui vẻ mời ba ngưởi an tọa.

Rồi nói tiếp :

- Về vấn đề Thiên Niên Tam Thất thì lão phu chỉ chịu dâng tặng cho Minh Đế với điều kiện là Tần công tử phải thượng đài, đả bại Nghiên Tái Thuần, trở thành trượng phu của Kỳ Dung!

Nhương Thư đang rầu rĩ, chưa biết tính sao thì Đoan Mộc Anh vọt miệng hỏi :

- Này lão bá! Chẳng hay con gái ông đẹp hay xấu mà lại đòi gả cho Tần đại ca? Chàng hiện đã có đến có đến sáu vợ rồi đấy!

Sinh Hòa phì cười :

- Chắc chắn là đẹp hơn ngươi!

Lão quay lại bảo gã vệ sĩ lực lưỡng đang đứng hầu sau ghế :

- Ngươi vào mời Công chúa lên đây!

Sinh Hòa không được phong vương nhưng vẫn gọi con gái là Công chúa, chứng tỏ lão chẳng sợ gì triều đình Trung Hoa!

Lát sau, Kỳ Dung ra đến, mắt sáng rực nỗi hân hoan vì gặp lại Nhương Thư. Nàng bảo :

- Ta không ngờ có ngày công tử lại đến chốn thô hậu, hoang sơ này!

Nhương Thư ngượng ngùng vòng tay đáp lễ, giới thiệu Anh nhi với nàng. Đoan Mộc Anh hớn hở nói ngay :

- Này Công chúa! Nàng mà trở thành vợ của Tần đại ca thì phải gọi ta là chị đấy!

Kỳ Dung ngơ ngác nhìn cha, Sinh Hòa giải thích :

- Tần công tử đến xin Thiên Niên Tam Thất về dâng Minh đế. Ta bắt y phải đồng ý làm rể bộ tộc Ba Lặc thì mới chấp thuân!

Kỳ Dung mỉm cười :

- Tần công tử tính sao? Vì chàng mà góa bụa đã mấy Đông, sao bậc anh hùng không rủ lòng thương?

Nàng dừng một lúc rồi nói tiếp :

- Thực ra, từ ngày gặp gỡ ở Diên An đến này, lòng ta luôn nhớ nhung công tử!

Ánh mắt nàng thể hiện sự chân thành của trái tim chứ chẳng phải lời đầu chót lưỡi!

Nhương Thư bâng khuâng suy nghĩ, nhận ra mình cũng có cảm tình với người đàn bà thông minh, kiên quyết này. Hơn nữa, nếu lấy Kỳ Dung, chàng sẽ giữ được Tây Hạ cho Trung Hoa!

Văn hóa Hoa Hạ là tinh túy của ba nguồn tư tưởng chính: Phật, Lão, Khổng. Xu hướng tam giáo đồng lưu rất phổ biến nên một kẻ tu hành cửa Phật cũng không hiểu học thuyết Lão Trang và Khổng Mạnh. Nhương Thư là bậc anh hùng cái thế tất không thể thiếu lòng yêu nước, nay gặp dịp đáp đền ơn tấc đất ngọn rau, chàng hân hoan thực hiện ngay.

Nhương Thư nghiêm nghị đáp :

- Đại tù trưởng và Công chúa đã hạ cố, tại hạ xin tuân mệnh, sáng mai gắng sức đả bại Nghiêm Tái Thuần.

Kỳ Dung vui ra mặt, nhìn chàng say đắm, nhưng Ba Lặc Sinh Hòa lại chẳng an tâm :

- Tần hiền diệt! Nghiên Tái Thuần thông minh tuyệt thế, hiện đã học hết võ công và tà thuật của Tây Hạ pháp sư. Lão phu e rằng ngươi khó mà địch lại y đấy!

Lần đầu tiên trong đời, Nhương Thư biểu lộ sự tự tin, không cần khiêm tốn :

- Xin Đại tù trưởng yên lòng, vãn bối tuyệt đối chẳng thể thua được!

Sáng ngày hai mươi bốn tháng ba, tuyết rơi nhẹ, đại hội tỷ võ chiêu phu của Công chúa Kỳ Dung khai mạc. Khán giả đông đến gần vạn, hầu hết là dân Đảng Hạ, chỉ lưa thưa vài trăm người thuộc chủng tộc khác như Hán, Mông, Thổ, Duy Ngô Nhĩ...

Cuộc trong tài hôm nay khác hẳn với đại hội võ lâm vì Nghiên Tái Thuần đứng ra thủ đài, toàn thắng hai mươi trận thì trở thành rể họ Ba Lặc!

Lúc đầu, nhờ trí tuệ tuyệt luân và tài sảo ngôn lệnh sắc, họ Nghiên đã được Đại tù trưởng yêu mến, nhận làm con nuôi. Ông còn giới thiệu gã đến học nghệ với Đảng Hạ pháp sư. Nhưng cuối cùng, Sinh Hòa phát hiện bản chất xảo quyệt, tàn ác của gã, muốn giết đi thì đã quá muộn! Ngoài võ công và tà thuật, họ Nghiên còn khéo léo thu được gần ngàn dũng sĩ Đảng Hạ làm vây cánh, trở thành một thế lực đáng kể trong toàn bộ tộc Ba Lặc.

Hai tháng trước, Tái Thuần ngỏ lời cầu hôn Ba Lặc Kỳ Dung. Theo đúng tục lệ Đảng Hạ là tỷ võ chiêu Phò mã, Kỳ Dung đã yêu cầu lập lôi đài, hy vọng có ai đó đủ tài đả bại gã đầu to, mắt liếng kia, cứu vớt đời nàng. Kỳ Dung may mắn biết được âm mưu của Tái Thuần và lão Tiết độ sứ nên chọn kỳ hạn tương ứng với cước trình của Nhương Thư.

Giờ đây, nàng ngồi cạnh Đại tù trưởng trên hàng ghế đầu tiên, sát lôi đài, mặt tươi như hoa khiến dung nhan thêm mặn mà quyến rũ.

Sau lời khai mặc của Ba Lặc Sinh Hòa, Nghiên Tái Thuần tung mình nhảy lên lôi đài bằng một thân pháp kỳ diệu, đẹp mắt, được khán giả tưởng thưởng những tiếng vỗ tay rất lớn.

Tái Thuần đã từ bỏ gốc gác Hán tộc, cạo đầu trọc lóc, chỉ chừa ba túm lòng thòng, y phục kiểu người Hồi, ngoài khoác áo lông ngắn không tay!

Trong bộ dạng mới này, họ Nghiên càng bội phần xấu xí. Gã lại nhơn nhơn vênh mặt tự đắc trông phát ghét! Tái Thuần đã nghe lão Tiết độ sứ báo tin Nhương Thư sa bẫy, bị chôn sống ở Ngân Xuyên, lòng rất hân hoan!

Họ Nghiên dõng dạc cúi chào cử tọa, nói một tràng tiếng Đảng Hạ và lại được hoan hô. Nhưng từ phía dưới đã có một bóng trắng bay vút lên lôi đài, tựa đám mây nhẹ nhàng vượt khoảng cách ba trượng, êm ái đáp xuống sàn gỗ. Người này quay xuống vòng tay chào và nói :

- Tại hạ là Tần Nhương Thư, ngưỡng mộ tài sắc của Công chúa nên lặn lội từ Trung Nguyên đến đây dự đại hội!

Phong thái và gương mặt dễ mến, hiền từ của chàng trai khoác áo lông cừu trắng hơn hẳn Nghiên Tái Thuần nên đã chiếm được cảm tình của mọi người. Họ yêu mến Kỳ Dung, không muốn nàng làm vợ một gã quá xấu trai như Tái Thuần. Thế là họ reo hò như sấm đón chào Nhương Thư.

Họ Nghiên thì xanh mặt nhưng ỷ vào tà pháp nên không rút lui. Hạ đài trước khi chiến đấu là cái nhục lớn nhất của người Đảng Hạ. Họ sẽ khinh bỉ và xua đuổi gã ra khỏi vùng thảo nguyên này.

Nhương Thư lạnh lùng bảo gã :

- Ngươi nhỏ tuổi hơn có quyền xuất thủ trước!

Tái Thuần nhếch mép cười nham hiểm, không múa côn tấn công mà lại xỏ vào thắt lưng, hai tay múa may bất ấn, miệng lẩm nhẩm liên hồi.

Quái lạ thay, khoảng không gian trên lôi đài đột nhiên mịt mù sương tuyết, che mờ cả hai đấu thủ, mặc dù khu vực chung quanh vẫn sáng và tuyết chỉ rơi lất phất! Tà thuật của Tây Hạ pháp sư quả là lợi hại phi thường!

Phần Nhương Thư thì cảm giác thế nào? Chàng thấy hàng trăm oan hồn uổng tử thi thể không toàn vẹn, hoặc đẫm máu tươi, vây chặt lấy mình, vung đao kiếm tấn công. Dù biết đấy chỉ là tà pháp chàng vẫn phải múa kiếm chống đỡ. Vì rằng Nghiên Tái Thuần cũng trà trộn trong đám oan hồn mà tập kích chàng!

Nhương Thư bảo nguyên thủ nhất, thi triển sở học kiếm thuật thượng thừa đến mứt chót, phòng thủ cẩn mật. Mạc Da thần kiếm rực rỡ ánh xanh, loang quanh thân thể Nhương Thư, dệt lưới thép kín đáo, vô hiệu hóa được những đòn ám tập của phương, đồng thời còn chặt cụt dần thanh thiết côn!

Đoan Mộc Anh bối rối hồi lâu, nhảy lên đứng ở mép lôi đài, cắn đầu lưỡi phun vào đám sương mù. Thật là kỳ diệu, cảnh vật trên lôi đài lại sáng sủa như cũ! Và Tần Nhương Thư không bỏ lỡ cơ hội, phản công ngay bằng một chiêu Ngự kiếm, hóa thành đạo hào quang xanh biếc bâay về phía kẻ địch.

Tái Thuần đâu nghĩ đến tà thuật bị phá nên hoàn toàn bất ngờ, chỉ còn cách đón chiêu. Công lực của gã kém Nhương Thư một bậc nên thiết côn bị Mạc Da thần kiếm chém gẫy ngay. Tuy nhiên, khi bị mũi kiếm đâm vào ngực phải, gã không lùi mà lại bước đến để lưỡi kiếm xuyên thấu qua lưng, đến tận thanh che tay của chuôi kiếm. Đồng thời, gã buông côn, hai tay chụp lấy uyển mạch của Nhương Thư.

Nhìn bề ngoài thì có vẻ Nhương Thư đang chờ Tái Thuần chết hẳn rổi mới rút kiếm ra, cả hai đứng yên như tượng gỗ. Song thực tế, chàng đang phải cật lực chống chọi với tử thần! Luồng chân khí của chàng đang bị hai bàn tay Tái Thuần hút rất mạnh, không sao ngăn cản nổi. Tà công hấp tinh ngày không hiểu họ Nghiên đã học ở đâu mà quá ư lợi hại?

Nhương Thư mất dần công lực lòng vô cùng đau đớn, phẫn hận, cố bình tâm nhẩm lại khẩu quyết Nhiên Đăng tâm pháp tiếc thay không có kết quả và chàng rơi dần vào trạng thái mệt mỏi, mơ hồ của kẻ sắp cạn kiệt chân nguyên.

Nhưng bản năng cầu sinh đã khiến Nhương Thư cứ suy nghĩ mãi, và đột nhiên, chàn nhớ đến đoạn khầu quyết trên tờ giấy rời, nằm trong quyển kinh mà Tất Cung Bảo đã tặng.

Năm ấy, Bạch Ngọc Tiên Tử đã bắt Nhương Thư phải học thuộc. Về sau chàng nghiên cứu mãi mà không hiểu vì chân khí nghịch hành, đi từ các huyệt ngoại vì vào Đan điền. Thì ra nó chính là Hấp Tinh đại pháp!

Tuy không tin tưởng lắm nhưng Nhương Thư vẫn phải cố thử. Chàng không phản kháng nữa mà đẩy chân khí lưu chuyển theo thứ tự mới. Thật bất ngờ khi luồng nội lực đang thoát ra qua ba huyệt Liệt Khuyết, Kinh Cử, Thái Uyên, trên cổ tay hữu, đã quay ngược chiều, ào ạt như thác lũ trở về Đan điền.

Nhương Thư vui mừng khôn xiết nỗ lực đòi lại chân khí. Cuối cùng, hai chân Tái Thuần nhũn ra, thân hình quỵ xuống, tuột khỏi lưỡi kiếm Mạc Da. Gã chết trong oan ức ngút trời vì không giết được Nhương Thư mà còn tặng cho chàng toàn bộ công lực!

Tiếng reo hò vang lên như sấm, mừng Nhương Thư chiến thắng trở thành Phò mã. Riêng Đoan Mộc Anh bước đến ngơ ngác hỏi :

- Tại sao Nghiên Tái Thuần lại giữ chặt đại ca, không cho rút kiếm ra?

Vừa mới thoát chết, tâm hồn Nhương Thư vẫn còn đang bồi hồi, choáng váng vì cảm giác vui mừng, bồng bột buột nói đùa :

- Tại vì gã giống các bà vợ của ta!

Tất nhiên Đoan Mộc Anh không hiểu gì cả!

Bình luận





Chi tiết truyện