Thể loại: Kinh điểnDịch giả: Trương Đắc VịĐôn Ki-hô-tê, Don Quixote, Don Kijote, Don Quijote hay Đông-Ki-Sốt (tiếng Tây Ban Nha: Don Quixote de la Mancha) là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616). Tác phẩm còn có tên đầy đủ là El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha (Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứMancha). Phần đầu tiên được xuất bản năm 1605 và phần thứ 2 xuất bản năm 1615. Đây là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho rằng là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha. Đôn Kihôtê được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây; một cuộc điều tra năm 2002 do Viện Nobel Na Uy tiến hành đã cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.***Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra là cuốn tiểu thuyết cận đại đầu tiên của Tây Ban Nha, viết theo hướng hiện thực phê phán.Toàn bộ cuốn tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra gồm 126 chương, là một bức tranh sinh động về xã hội Tây Ban Nha với những màu sắc thật của địa phương, của thời đại. Tác giả đã đưa vào truyện trên hai trăm con người thuộc đủ lứa tuổi và tầng lớp, từ lão chủ quán "giảo quyệt" đến những cô gái quán trọ "nom cũng chẳng phải thiện nhân", từ chàng sinh viên Grixôxtômô si tình đến cô Marxêla xinh đẹp và yêu tự do, từ gã lái la độc ác đến tên chủ trại tham lam, cha xứ, bác phó cạo, bà quản gia, ông thầy tu, lão chăn dê, viên cảnh sát, đám phạm nhân cùng một loạt vương tôn công tử, quan lại, nhà giàu... Và ngần ấy con người xoay quanh hai nhân vật chính là anh chàng quý tộc nhưng nghèo đôn Kihôtê và bác giám mã Xantrô Panxa, một thợ cày chính cống.Tác giả đã đưa hiệp sĩ và giám mã của chàng đi khắp đó đây trên đất nước Tây Ban Nha, từ thành thị đến thôn quê, từ những cánh đồng bao la tới những miền núi sâu vực thẳm, từ những quán trọ bình dân tới chốn thâm nghiêm quyền quý. Cảnh vật, con người đều có thật. Và nếu như trí tưởng tượng phong phú của Đôn Kihôtê đã biến quán trọ thành lâu đài, chậu thau thành mũ sắt, đàn cừu thành đạo quân thì, trái lại, những lời nói giản dị mà chí lý của bác giám mã gốc nông dân luôn luôn lôi kéo ta về với hiện thực. Tóm lại, Xervantêx phản ánh khá toàn diện cuộc sống thật của xã hội đương thời. Và ông đã thành công...